Nuôi đại bàng núi trong nhà có phải là vi phạm pháp luật không?
Sau một lần đi du lịch, tôi có mua một chú đại bàng núi về nhà nuôi, một phần là sở thích, phần cũng là phong thủy, tuy nhiên lại có một số người hàng xóm xì xào nói như thế là phạm pháp, đây là động vật quý hiếm, tôi thấy không đáng tin nhưng cũng hơi hoang mang nên muốn hỏi luật sư cho cụ thể, xin được hướng dẫn!
Luật sư Tư vấn Nuôi đại bàng núi trong nhà có phải vi phạm pháp luật – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!
Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 23 tháng 10 năm 2017
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
– Luật Đa dạng sinh học 2008
– Nghị định 160/2013/NĐ-CP Về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
3./ Luật sư trả lời
Trên thực tế, Đại bàng núi không thuộc nhóm động vật được ghi nhận trong Danh sách động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại phụ lục I, Nghị định 160/2013/NĐ-CP Về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Tuy nhiên, ta có thể căn cứ vào Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định tại Khoản 1, Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học:
“Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.”
Theo đó, nếu Đại bàng núi bạn nuôi dưỡng thuộc nhóm được nhắc đến ở điều khoản trên thì hành vi này được coi là phạm pháp. Trong trường hợp này, bạn có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý, cụ thể là bị phạt vi phạm hành chính.
Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN