Hướng dẫn Ly hôn tại Tòa án quận Đống Đa, thuận tình, đơn phương, mẫu đơn và các dịch vụ ly hôn trọn gói, nhanh, giá thành phù hợp năm 2023.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn toàn bộ các thông tin cần thiết để thực hiện thủ tục ly hôn tại Toà án nhân dân quận Đống Đa thuộc thành phố Hà Nội, xin mời các bạn theo dõi.
Thủ tục được dành cho những người hiện đang cư trú, sinh sống, làm viêc tại địa bàn quận Đống Đa theo các hình thức tạm trú hoặc thường trú.
1. Địa chỉ Tòa án nhân dân quận Đống Đa
Địa chỉ Tòa án nằm tại: Ngõ 157B Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
2. Số điện thoại tòa án nhân dân quận Đống Đa
Số điện thoại bàn của Tòa án là: 024 3851 2571
3. Viện kiểm sát nhân dân quận Đống Đa
Địa chỉ VKS quận Đống Đa nằm tại: Số 280 Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
4. Chi cục thi hành án dân sự quận Đống Đa
Địa chỉ Chi cục: Số 184 Khâm Thiên, phường Thổ Quan, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024 3851 7270
Các bạn sẽ cần biết địa chỉ này để tới nộp tiền tạm ứng án phí cho vụ việc ly hôn của mình theo Thông báo của Tòa án Đống Đa.
5. Cách thức ly hôn Tòa án Đống Đa
Để thực hiện ly hôn ở Tòa án Đống Đa các bạn cần dựa theo cách thức sau:
- Bước 1: Mua đơn ly hôn và khai thông tin;
- Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn kèm Đơn ly hôn;
- Bước 3: Nộp tạm ứng án phí và chờ thông báo lịch hòa giải, xét xử của Tòa án;
- Bước 4: Nhận Quyết định/Bản án ly hôn;
6. Mua đơn ly hôn ở đâu
Để bắt đầu thủ tục ly hôn bạn sẽ cần phải mua mẫu đơn ly hôn và khai thông tin.
Đơn ly hôn của Tòa án nhân dân quận Đống Đa được bán tại Phòng văn thư thuộc Tòa án. Đơn có đóng dấu treo đỏ tên Tòa án tại góc trên cùng mặt trước đơn.
7. Nộp đơn ly hôn ở đâu
Sau khi khai đơn hoàn thiện, bạn cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn theo danh sách hồ sơ đính kèm có hướng dẫn ở mặt sau của đơn. Đơn ly hôn hợp lệ được nộp cho cán bộ tiếp nhận đơn tại Phòng nhận đơn – Tòa án Đống Đa vào giờ hành chính những ngày cố định trong tuần.
8. Trình tự khai viết đơn ly hôn Tòa án quận Đống Đa
Để khai đầy đủ thông tin bạn cần thực hiện tuần tự và tránh khai lan man do giới hạn khoảng trống thông tin trên đơn có hạn. Cụ thể như sau:
- Khai thông tin nhân thân hai vợ chồng
- Khai thông tin về quan hệ hôn nhân
- Khai thông tin mâu thuẫn
- Khai thông tin các con chung
- Khai thông tin tài sản chung
- Khai thông tin nợ, nghĩa vụ chung
- Khai các tài liệu, giấy tờ kèm theo đơn
- Khai những yêu cầu khác muốn Tòa xử lý trong ly hôn
9. Hồ sơ ly hôn cần những giấy tờ gì
Hồ sơ ly hôn tại Đống Đa cần những giấy tờ sau:
- Đơn ly hôn của Tòa Đống Đa
- Giấy Đăng ký kết hôn
- CMND/CCCD của vợ và chồng
- Sổ hộ khẩu/tạm trú tại quận Đống Đa
- Giấy khai sinh con chung
- Các giấy tờ sở hữu tài sản nếu có yêu cầu chia tài sản
10. Thủ tục hòa giải trong ly hôn tòa án Đống Đa
Sau khi nộp hồ sơ ly hôn hợp lệ và nộp chi phí tạm ứng án phí. Trong khoảng thời gian từ 10 tới 15 ngày làm việc bạn sẽ nhận được thông báo về lịch hòa giải của Tòa án.
Đối với từng vụ việc cụ thể và những tình tiết phát sinh, số buổi hòa giải, lấy lời khai có thể khác nhau, nhưng nhìn chung có thể tóm lược như sau:
- Đối với thủ tục hòa giải thuận tình ly hôn tối thiểu sẽ là 1 lần
- Đối với thủ tục hòa giải đơn phương ly hôn tối thiểu sẽ là 2 lần
11. Thời gian giải quyết ly hôn tại Tòa Đống Đa mất bao lâu
Thông thường thời gian để giải quyết ly hôn tại Tòa Đống Đa khá nhanh. Nếu hồ sơ hợp lệ và các bên đã thống nhất quan điểm hoặc thỏa thuận được trong ly hôn, vụ việc ly hôn thuận tình thường chỉ cần 15 ngày và vụ việc ly hôn đơn phương là khoảng 45 ngày.
12. Tiền tạm ứng án phí ly hôn là bao nhiêu
Khi yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho mình, bạn sẽ cần nộp số tiền tạm ứng ứng án phí ly hôn là 300.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba trăm nghìn đồng).
13. Giá thủ tục ly hôn Đống Đa
Chúng tôi có cung cấp những dịch vụ hỗ trợ ly hôn trọn gói như sau:
Tư vấn hồ sơ ly hôn, thủ tục ly hôn: 500.000 đ
Thủ tục thực hiện Ly hôn thuận tình trọn gói: 3.000.000 đ (Ba triệu đồng)
Thủ tục thực hiện Ly hôn đơn phương trọn gói: 5.000.000 đ (Năm triệu đồng)
Mức chi phí này đã bao gồm toàn bộ các bước giải quyết tranh chấp về tài sản, con chung, cấp dưỡng và không phát sinh.
Bất cứ lúc nào, nếu các bạn còn thắc mắc hoặc có yêu cầu dịch vụ xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191 để được chúng tôi hỗ trợ.
Xin cảm ơn!
Một số câu hỏi hay gặp khi thực hiện thủ tục ly hôn tại Quận Đống Đa
Ly hôn đơn phương Đống Đa thì tòa gọi lên “làm việc” bao nhiêu lần thì mới bắt đầu gọi hòa giải
Luật sư cho em hỏi 1 chút ạ? Em nộp đơn ly hôn đơn phương thì tòa gọi lên ” làm việc” bao nhiêu lần thì mới bắt đầu gọi hòa giải lần 1, 2,3 ạ?? Đó là ck em khi triệu tập đã lên rồi ạ!!
Tòa án sẽ gọi bạn lần 1 thông báo về tạm ứng án phí, và thông báo lần thứ 2 để bạn đến hòa giải
Theo quy định
– Trong thời hạn 05 – 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn kiện tòa án phải tiến hành thụ lý vụ án nếu hồ sơ hợp lệ, trong đó có 03 ngày để Chánh Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, 05 ngày để Thẩm phán xem xét hồ sơ, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí, tòa án thụ lý án khi người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.– Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp tòa án ra một trong các quyết định sau đây: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (đoàn tụ hoặc thuận tình ly hôn); Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Đình chỉ giải quyết vụ án; Đưa vụ án ra xét xử (nếu có một bên không đồng ý ly hôn hoặc có tranh chấp về con, tài sản) theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Xử phúc thẩm tranh chấp con thì xử mấy lần, bản án bao lâu có hiệu lực, bao lâu thì được thi hành án ở Đống Đa
Thưa luật sư, cho em hỏi xử phúc thẩm tranh chấp con thì xử mấy lần, bản án bao lâu có hiệu lực, bao lâu thì được thi hành án
Phiên xét xử phúc thẩm được diễn ra một lần,
Trong thời hạn 15 ngày bản án sẽ được gửi đến bạn, có hiệu lực và được thi hành án ngay thời điểm ra bản án
Theo quy định tại Điều 315. Gửi bản án, quyết định phúc thẩm
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Điều 313. Bản án phúc thẩm Khoản 6. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Em nộp đơn ly hôn đơn phương mà toà Đống Đa gởi giấy về nhà chồng không gởi về nhà em
Luật sư cho Em hỏi Em nộp đơn ly hôn đơn phương bây giờ ta gởi giấy về nhà chồng mà ko gởi về nhà Em vậy là sao em chưa cắt khẩu nhà ngoại
Bạn có thể trao đổi trực tiếp với thẩm phán thụ lý vụ án để thay đổi địa chỉ nhận thông báo về vụ án ly hôn của bạn
Ly hôn Đống Đa muốn nuôi cả hai con và lấy lại tài sản góp chung trong thời kỳ hôn nhân
E chào luật sư, nhờ luật sư tư vấn giùm em với ạ. E và ck e có 2 con 1 Gái. học lớp 2. 1 trai học mẫu giáo lớn..khi cưới nhau e có 4 chỉ vàng là của bố mẹ đẻ cho.
Tai san ck e có miếng đất đứng tên ck e. ( đứng tên từ khi ck e chưa lấy e.)
Vc ở chung với bme ck đến năm thứ 6 thì làm nhà e có góp 15 triệu.. Ck e là người rượu chè công việc ko ổn định. Lười biếng ko lo làm ăn. ,8 năm ở voi nhau ..Ko đưa tiền cho e nuoi con.. Hay đánh đập. Chửi mắng e. Nay e viết đơn ly hôn ck e có đòi nuôi con trai. Vậy mn cho e hỏi khi ly hôn e muốn nuôi cả 2 con muốn lấy lại số vàng và 15 tr e bỏ ra làm nhà đc ko?
2 con e muốn nuôi cả thì có đc ko?
hiện tại e đang ở nhà ông bà ngoại chưa có đất. Nhờ mn tư vấn giùm e ạ. E cảm ơn nhiều ạ
1, Bạn có thể có quyền nuôi cả hai con trong trường hợp có thể thỏa thuận với chồng bạn, trường hợp không thể thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con thì tòa sẽ quyết định giao con cho một bên căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đối với bé gái 8 tuổi thì sẽ được xem xét vào nguyện vọng của cháu.
Căn cứ vào Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
2, tài sản của gia đình bạn sẽ không được tính riêng số tiền của bạn mà sẽ tính alf tài sản chung. nếu không thỏa thuận được sẽ được chia đôi tính theo các yếu tố về hoàn cảnh của vợ chồng, công sức đóng góp, lợi ích mỗi bên, lỗi trong vi phạm về quyền và nghĩa vụ vợ chồng.
Căn cứ vào Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Muốn nuôi 2 con khi ly hôn vì chồng vũ phu, nhưng không có tài chính ổn định
E muốn ly hôn đơn phương ,và dành quyền nuôi con e có hai bé đó ạ, và hiện tại e dang ở nhà và hk có công việc ổn định liệu e có ly hôn và nuôi con đc hk ạ. Vì ck e rất vũ phu e hk muốn để con ở với ba nó.
Nếu bạn ly hôn đơn phương bạn có thể có quyền nuôi 2 con nếu con dưới 36 tháng tuổi nếu bạn chứng minh được tài chính, điều kiện để nuôi dưỡng giáo dục hai con khi chồng vũ phu, trường hợp con từ đủ 7 tuổi thì sẽ được căn cứ vào nguyện vọng của con
Căn cứ vào Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn luật hôn nhân gia đinh năm 2015
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Có thể yêu cầu Toà ghi rõ thỏa thuận chia tài sản vào Bản án để tránh sau này đối phương trở mặt không
Anh chị luật sư cho em hỏi:
1. Khi ly hôn không yêu cầu tòa án giải quyết phán chia con cái, tài sản mà do vợ chồng tự thỏa thuận. Vậy khi công nhận thuận tình ly hôn em có thể yêu cầu tòa ghi rõ thỏa thuận của 2 vợ chồng vào biên bản đó để tránh trường hợp sau khi khi xong giấy tờ thì đối phương trở mặt không?
2. Khi thỏa thuận việc con sẽ ở với em thì chồng em có nhắn tin rằng sẽ chấp nhận các yêu cầu của em nhưng chưa biết ai sẽ ở với ai đâu, nhớ là tòa án xử là 1 kiểu còn thực tế nó khác, nói để em chuẩn bị tinh thần=> như vậy có coi là chồng đe dọa em không? Anh ta có ý định gây khó dễ dù đồng ý các điều trước tòa. Em cần làm gì ạ?
Tha thiết mong anh chị tư vấn giúp. Em vô cùng cảm ơn.
1, Sau khi tuyên án Tòa sẽ ra bản án sơ thẩm và trong phần nội dung vụ án sẽ được ghi các yêu cầu và đề nghị nên bạn sẽ không sợ bị đối phương trở mặt
Căn cứ vào Điều 266 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015
1. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bản án gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định và phần quyết định của Tòa án, cụ thể như sau:
a) Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối tượng tranh chấp; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;
b) Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan;
c) Trong phần quyết định phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.
3. Khi xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành (nếu có) theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy và ghi rõ trong bản án.
2, Sau khi ly hôn, đã có bản án của Tòa án về quyền nuôi con nhưng chồng bạn lại không tôn trọng quyền nào thì người trực tiếp nuôi dưỡng có thể yêu cầu Tòa án nhạn chế quyền thăm nom con của chồng
Bạn có thẻ làm đơn yêu cùa cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án. Theo đó, cơ quan Thi hành án sẽ thông báo và ấn định trong thời gian 10 ngày để chồng bạn tự nguyện thực hiện, hết thời gian này mà chồng bạn vẫn không thực hiện thì cơ quan Thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế, buộc chồng bạn phải thi hành án.
Căn cứ Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”
Theo quy định tại Điều 7 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 của Quốc hội thì:
“Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án
1. Người được thi hành án có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;
b) Được thông báo về thi hành án;
c) Thỏa thuận với người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án;
d) Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;
đ) Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
e) Không phải chịu chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện;
g) Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;
h) Ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
i) Chuyển giao quyền được thi hành án cho người khác;
k) Được miễn, giảm phí thi hành án trong trường hợp cung cấp thông tin chính xác về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
l) Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.
2. Người được thi hành án có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định;
b) Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;c) Chịu phí, chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.”
Vợ quyết định li hôn trước khi con 2 tuổi thì khả năng giành quyền nuôi con có cao không
Luật sư cho em hỏi bé em được 13 tháng rồi , lúc ở ngoại lúc ở nội để thay phiên chăm bé , bé bú sữa ngoài , 2vkck e đang li thân , hồi em sinh thì ck e làm khai sinh nhập hộ khẩu bé bên nhà ck luôn , công việc hai 2vkck lương cũng tương đương nhau , em quyết định li hôn trước khi bé 2 tuổi thì khả năng e giành quyền nuôi con có cao không ạ , vs lại 2vkck em có 1 khoản tiết kiệm chung , thì khoản đó có cách nào để toà xử cho người mẹ giữ tiền đó nuôi con luôn mà không cần chia hai không ạ??? Em xin cảm ơn ạ
Đối với trường hợp em bé 2 tuổi của bạn thì bạn có quyền trực tiếp nuôi dưỡng
Căn cứ theo Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn luật hôn nhân gia đình năm 2015
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
2, Đối với khoản tiết kiệm của 2 bạn đó được tính là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu hai bạn không thỏa thuận được thì tài sản đó sẽ được chia đôi, còn vấn đề nuôi con bạn có thể yêu cầu chồng cấp dưỡng
Căn cứ theo Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Căn cứ theo Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Mong muốn ly hôn ở Đống Đa trước rồi trả nợ sau có được không
Luật sư tư vấn giúp em, chúng em có khoản nợ trong thời kỳ ly hôn nhưng chưa giải quyết xong, mong muốn ly hôn trước rồi trả nợ sau.
E chào luật sư ạ. E và chồng hiện tại thuận tình li hôn nhưng hai vk ck còn nợ ngân hàng 200tr vay thế chấp sổ đỏ. Từ năm 2018 đến giờ do điều kiện kinh tế nên ko trả lãi và gốc được. Vậy nay e muốn li hôn thì có thể tách ra li hôn trước và giải quyết nợ sau thành 2 vụ án được ko ạ? Và như vậy e có li hôn đc ko ạ. E li thân đc 4 năm rồi ạ. Em xin chân thành cảm ơn. Chúc cả nhà sức khỏe dồi dào và hạnh phúc.
Bạn vẫn có thể ly hôn trước rồi trả nợ sau, Sau khi ly hôn, hai bạn vẫn có trách nhiệm liên đới để trả nợ cho ngân hàng
Căn cứ theo Căn cứ Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn như sau:
“1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết”.
Các bài viết về ly hôn bạn có thể tham khảo:
- Thủ tục ly hôn tại quận Hà Đông Hà Nội hồ sơ, thời gian, chi phí
- Ly hôn tại quận Hai Bà Trưng – Hướng dẫn thủ tục nhanh, gọn
- Ly hôn tại quận Bắc Từ Liêm – Hồ sơ, thủ tục, mua đơn ly hôn
- Hướng dẫn tự xin ly hôn tại Tòa án Hà Đông
- Thuê luật sư ly hôn hết bao nhiêu tiền
- Tòa không cho ly hôn và bác đơn
- Tra cứu quyết định ly hôn
- Giá dịch vụ ly hôn trọn gói cực kỳ hấp dẫn tại Hà Nội nhanh, rẻ, dễ dàng
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.