Chứng khoán phái sinh là gì

Chứng khoán phái sinh là gì

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính có giá trị tùy thuộc vào sự biến động giá của tài sản cơ sở.

Chứng khoán phái sinh được tạo ra với nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là để phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận của chủ sở hữu hoặc tạo ra lợi nhuận. Các loại chứng khoán phái sinh phổ biến bao gồm: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi.

Chứng khoán phái sinh có thể được giao dịch trên thị trường tập trung (sàn giao dịch) hoặc thị trường phi tập trung (OTC).

Ưu nhược điểm của chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh có cả ưu điểm và nhược điểm khi đầu tư. Dưới đây là một số điểm nổi bật:

Ưu điểm:

  • Bảo hiểm rủi ro: Nhà đầu tư có thể mua một hợp đồng phái sinh mà giá trị của nó di chuyển theo hướng ngược lại với giá trị của một tài sản mà nhà đầu tư sở hữu. Bằng cách này, lợi nhuận trong hợp đồng phái sinh có thể bù lỗ trong tài sản cơ sở.
  • Đòn bẩy: Đối với các giao dịch phái sinh tương lai, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ từ 2 – 10% giá trị hợp đồng để duy trì quyền sở hữu. Do đó, khả năng và cơ hội kiếm được lợi nhuận của các công cụ phái sinh cao hơn so với việc sử dụng chứng khoán cơ sở hoặc quỹ tương hỗ.
  • Giao dịch linh hoạt: Cách thức giao dịch của chứng khoán phái sinh cũng tương tự như thị trường cơ sở. Tuy nhiên nó có sự linh hoạt cao hơn. Cụ thể, với tính linh hoạt, các nhà đầu tư có thể bán khống hoặc giao dịch T+0 chốt lãi/ lỗ ngay trong ngày.
  • Đa dạng danh mục: Chứng khoán phái sinh cho phép nhà đầu tư tiếp cận với nhiều loại tài sản cơ sở khác nhau như hàng hóa, chỉ số chứng khoán, ngoại tệ, lãi suất….

Nhược điểm:

  • Rủi ro cao: Chứng khoán phái sinh có tính rủi ro cao do sự biến động mạnh mẽ của giá trị tài sản cơ sở. Nếu nhà đầu tư dự đoán sai xu hướng thị trường, họ có thể mất nhiều tiền hơn số tiền ký quỹ.
  • Phức tạp: Chứng khoán phái sinh có cấu trúc và cơ chế giao dịch phức tạp hơn so với chứng khoán cơ sở. Nhà đầu tư cần hiểu rõ về các khái niệm như giá thực hiện, ngày đáo hạn, ký quỹ, bù trừ….
  • Thiếu minh bạch: Chứng khoán phái sinh có thể được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) mà không có sự giám sát của các cơ quan quản lý. Điều này có thể dẫn đến các rủi ro về thanh toán, gian lận hay thiếu thông tin.

Các loại chứng khoán phái sinh

Có nhiều loại chứng khoán phái sinh khác nhau, nhưng ở Việt Nam hiện tại chỉ có một loại là hợp đồng tương lai. Dưới đây là một số thông tin về các loại chứng khoán phái sinh:

  • Hợp đồng kỳ hạn (Forward): Là một thoả thuận mua bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá đã được ấn định. Hợp đồng kỳ hạn không được chuẩn hóa, niêm yết hay giao dịch trên thị trường tập trung, mà chỉ được thực hiện giữa hai bên tham gia.
  • Hợp đồng tương lai (Future): Là một dạng hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung. Hợp đồng tương lai có các quy định rõ ràng về khối lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm giao hàng của tài sản cơ sở. Hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh duy nhất được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam hiện nay, bao gồm hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (VN30 và HNX30) và hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ.
  • Hợp đồng quyền chọn (Option): Là một thoả thuận trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã được xác định trước tại hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Hợp đồng quyền chọn cho phép nhà đầu tư có sự linh hoạt hơn trong việc lựa chọn chiến lược giao dịch và giảm thiểu rủi ro.
  • Hợp đồng hoán đổi (Swap): Là một thoả thuận trong đó có hai bên cam kết hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng hoán đổi giúp các bên tham gia có thể trao đổi các dòng tiền có tính chất khác nhau, ví dụ như lãi suất cố định và lãi suất nổi, hoặc các loại ngoại tệ khác nhau.

Yếu tố ảnh hưởng đến giá của chứng khoán phái sinh

Giá của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở, nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng:

  • Sự phát triển của nền kinh tế: Giá chứng khoán phái sinh bị chi phối lớn bởi nền kinh tế thế giới và đặc biệt của nền kinh tế quốc gia. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu đầu tư và giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ tăng lên, và ngược lại.
  • Tình hình chính trị: Tình hình chính trị cũng có ảnh hưởng đến giá chứng khoán phái sinh bởi khi xuất hiện sự bất ổn về chính trị, nhà đầu tư sẽ thiếu tự tin và thận trọng hơn trong việc tham gia thị trường. Điều này có thể làm giảm thanh khoản và biến động của thị trường.
  • Quy luật cung cầu của thị trường: Giống như bất kỳ thị trường hàng hóa nào, giá chứng khoán phái sinh cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu. Khi có nhiều người mua hơn người bán, giá chứng khoán phái sinh sẽ có xu hướng tăng lên, và ngược lại. Cung cầu của thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như kỳ vọng, tin đồn, thông tin….
  • Báo cáo tài chính của công ty: Báo cáo tài chính của công ty là một yếu tố quan trọng để đánh giá giá trị hiện tại và tiềm năng của công ty. Nếu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy sự phát triển tốt với doanh thu và lợi nhuận cao, có khả năng tiếp tục tăng trong tương lai, giá chứng khoán phái sinh của công ty sẽ tăng lên. Ngược lại, một công ty có tình hình kinh doanh đi xuống, giá chứng khoán phái sinh sẽ có xu hướng giảm.
  • Tâm lý nhà đầu tư: Tâm lý nhà đầu tư là một yếu tố không thể bỏ qua khi nói về giá chứng khoán phái sinh. Thị trường chứng khoán phái sinh là một thị trường nhạy cảm, chỉ một thông tin gây nhiễu xuất hiện cũng có thể làm thị trường dao động dữ dội. Khi đó, nhà đầu tư cần có tâm lý vững vàng để lọc được những thông tin chính xác và đưa ra quyết định đầu tư khi đã có những tính toán kỹ lưỡng.

TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191