Mẫu Đơn xin từ con – Đơn trình bày không nhận con

Đơn xin từ con là một văn bản thể hiện quan điểm của người viết về việc mong muốn từ bỏ tất cả các quyền và nghĩa vụ đối với người được cho là con ruột của mình vì lý do nào đó. Văn bản này được sử dụng trong thực tế với nhiều mục đích và ẩn chứa đằng sau nhiều nguyên nhân phức tạp.

Tuy nhiên, đây là văn bản không có giá trị pháp lý và không được bảo vệ, bởi lẽ hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung luôn có những quy định rất chặt chẽ về bảo vệ quyền trẻ em. Tại đây, việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái không phải là quyền mà là nghĩa vụ của bố mẹ, người thân và trong mọi trường hợp không cho phép việc từ bỏ những nghĩa vụ này.

Tính pháp lý của Đơn xin từ con

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những công dân tốt…Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”. Dựa theo quy định đó, luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ với con:

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

  1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
  2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
  4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”

Theo đó, cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ và chăm sóc con cái khi con chưa thành niên, chưa có khả năng tự lao động, và ngay cả khi đã thành niên nhưng bị tàn tật… đó là những gì không chỉ được pháp luật quy định mà cả đạo đức con người cũng không cho phép lương tâm cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đó.

Trong số những quy định đó, không có quy định nào cho phép cha mẹ có quyền từ con đẻ của mình, nghĩa là không thừa nhận con. Bởi lẽ, quan hệ giữa cha, mẹ đẻ và con đẻ là mối quan hệ ruột thịt, thiêng liêng và mãi mãi. Do đó, dù trong trường hợp cha mẹ không muốn nhận con nữa nhưng cũng không thể chối bỏ được quan hệ ruột thịt giữa mình và con. Vì vậy nếu cha, mẹ có viết đơn xin từ con thì cũng không có chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191