Không chỉ Toà án mới có quyền xử lý vật chứng

Không chỉ Toà án mới có quyền xử lý vật chứng.

Không chỉ Toà án mới có quyền xử lý vật chứng
Không chỉ Toà án mới có quyền xử lý vật chứng

Khẳng định trên là đúng. Vì theo khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự:

“Điều 76. Xử lý vật chứng

1.Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.”

Việc xử lý vật chứng được quy định tại Điều 76 này có quy định rõ tuỳ theo tính chất của vật chứng và giai đoạn tố tụng mà vụ án được đình chỉ, thẩm quyền xử lý vật chứng thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra hoặc xét thấy việc xử lý vật chứng không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án thì Cơ quan điều tra quyết định xử lý vật chứng; nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố hoặc xét thấy việc xử lý vật chứng không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án thì Viện kiểm sát quyết định xử lý vật chứng; Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định xử lý vật chứng ở giai đoạn xét xử. Vậy Toà án không phải là cơ quan duy nhất có quyền xử lý vật chứng.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191