Theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2015. Nước thải phải được quản lý thông qua các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Việc xả nước thải phải được cân nhắc điều chỉnh kết hợp cả theo địa giới hành chính và theo lưu vực.
Các tổ chức, cá nhân phát sinh nước thải phải nộp phí, giá dịch vụ xử lý nước thải cho nhà nước theo quy định của pháp luật.
Dựa theo những quy định tại Nghị định này, các cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ có thể lựa chọn 2 phương án xử lý và xả thải như sau:
- Thứ nhất, xả nước thải vào hệ thống xử lý nước thải của cơ sở, khu vực đã được đấu nối theo sơ đồ, tuyến cố định.
- Thứ hai, chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý bên ngoài cơ sở hợp pháp theo quy định.
Nghiêm cấm việc xả nước thải trực tiếp ra môi trường nếu không được Sở tài nguyên và môi trường phê duyệt khi đã thông qua các số liệu quan trắc nước thải.
Tùy theo từng thời điểm, hạn ngạch xả nước thải được xác định và phân bổ dựa trên sức chịu tải của môi trường nước tương ứng với giai đoạn của quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc quản lý nước thải, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật môi trường về xả nước thải vào nguồn tiếp nhận; Chỉ đạo, tổ chức việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn; xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nước thải; xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư, chứng nhận đầu tư cho các dự án xử lý nước thải, cải thiện môi trường.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.