Tỷ lệ % thương tật đối với hệ cơ, xương, khớp

Tỷ lệ % thương tật khi có tổn thương hệ cơ, xương, khớp, bị đánh, bị hành hung, tai nạn, gãy, dập, nát, mất 1- 2 ngón tay, bàn tay, cánh tay, ngón chân, bàn chân,…

Theo Thông tư số:20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tỷ lệ thương tật của các tổn thương cơ thể do tổn thương hệ cơ, xương, khớp được ghi nhận như sau:

 

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG HỆ CƠ – XƯƠNG – KHỚP

Tổn thương Cơ – Xương – Khớp Tỷ lệ thương tật (%)
I. Cánh tay và khớp vai  
1. Cụt hai chi trên  
1.1. Tháo hai khớp cổ tay (hoặc cụt hai bàn tay) 82
1.2. Cụt 1/3 trên cẳng tay một bên và 1/3 giữa cẳng tay bên kia 83
1.3. Cụt 1/3 giữa hai cẳng tay 83
1.4. Cụt 1/3 trên hai cẳng tay 84
1.5. Tháo hai khớp khủyu tay 85
1.6. Cụt 1/3 giữa một cánh tay và 1/3 giữa một cẳng tay còn lại 85
1.7. Cụt 1/3 giữa một cánh tay và 1/3 trên một cẳng tay bên kia 86
1.8. Cụt 1/3 trên một cánh tay một bên và 1/3 giữa một cẳng tay còn lại 87
1.9. Cụt 1/3 trên một cánh tay một bên và 1/3 trên một cẳng tay còn lại 88
1.10. Cụt hai cánh tay từ 1/3 giữa – 1/3 dưới 89
1.11. Cụt hai cánh tay từ 1/3 trên trở lên. 91
1.12. Tháo hai khớp vai 95
2. Cụt hai chi: một chi trên và một chi dưới, cùng bên hoặc khác bên  
2.1. Cụt một cẳng tay và một cẳng chân (bất kì đoạn nào kể từ tháo khớp cổ tay hoặc tháo khớp cổ chân trở lên) 83
2.2. Cụt 1/3 giữa một cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 dưới một cẳng chân (hoặc cẳng tay) 84
2.3. Cụt 1/3 trên một cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 trên một cẳng chân (hoặc một cẳng tay) 86
2.4. Cụt 1/3 trên một cánh tay và 1/3 giữa đùi, hoặc ngược lại 88
2.5. Cụt 1/3 trên một cánh tay và 1/3 trên một đùi 91
2.6. Tháo khớp vai và tháo một khớp háng cùng hoặc khác bên 95
3. Cụt một chi trên và mù một mắt  
3.1 Tháo khớp cổ tay và mù một mắt 82
3.2. Cụt một cẳng tay và mù hoàn toàn một mắt 83
3.3. Cụt một cánh tay và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả 84
3.4. Cụt một cánh tay và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp được mắt giả 86
3.5. Tháo khớp một vai và mù một mắt 87
3.6. Tháo khớp một vai và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả 93
3.7. Tháo khớp một vai và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp mắt giả 95
4. Tháo một khớp vai 72
5. Cụt một cánh tay  
5.1. Đường cắt 1/3 giữa 61 – 65
5.2. Đường cắt 1/3 trên 66 – 70
6. Gãy đầu trên xương cánh tay (từ cổ giải phẫu trở lên)  
6.1. Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay hậu quả hàn khớp vai hoặc lủng liểng (chụp phim X- quang xác định) 41 – 45
6.2. Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa 21 – 25
6.3. Can liền xấu, teo cơ Delta, đai vai và cánh tay, hạn chế động tác khớp vai nhiều 31 – 35
7. Gãy thân xương cánh tay một bên  
7.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, cánh tay cử động tương đối bình thường 11 – 15
7.2. Can liền xấu, trục hơi lệch, không ngắn chi 21 – 25
7.3. Can liền xấu, trục lệch, ngắn chi, teo cơ do giảm vận động  
7.3.1. Ngắn dưới 3cm 26 – 30
7.3.2. Ngắn từ 3cm trở lên 31 – 35
7.4. Can xấu, hai đầu gãy chồng nhau 41
8. Gãy đầu dưới xương cánh tay một bên  
8.1. Gãy trên lồi cầu hoặc gãy giữa hai lồi cầu, hạn chế gấp, duỗi khớp khuỷu 21 – 25
8.2. Gãy như mục 8.1, nhưng can liền xấu, di lệch dẫn đến hậu quả cứng, hàn khớp khuỷu: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp khuỷu  
8.3. Mẻ hoặc rạn lồi cầu đơn thuần, không ảnh hưởng đến khớp 3 – 5
8.4. Mẻ xương dài (Các chi trên và chi dưới, chưa đến ống tủy hoặc đến ống tủy nhưng không có biến chứng)

Nếu có biến chứng áp dụng Tổn thương do viêm xương Phần bệnh tật

1 – 3
9. Mất đoạn xương cánh tay tạo thành khớp giả  
9.1. Khớp giả chặt 31 – 35
9.2. Khớp giả lỏng 41 – 45
10. Tổn thương khớp vai một bên  
10.1. Mức độ hạn chế các động tác ít (hạn chế 1 – 2/7 động tác) 11 – 15
10.2. Mức độ hạn chế các động tác rất nhiều, kèm theo teo cơ (hạn chế 3 – 5/7 động tác) 21 – 25
10.3. Cứng khớp vai gần hoàn toàn 31 – 35
11. Cứng khớp vai hoàn toàn  
11.1. Tư thế thuận: Tư thế nghỉ – 0° 46 – 50
11.2. Tư thế không thuận: Ra trước, ra sau, giơ ngang và lên cao 51 – 55
11.3. Thay khớp vai nhân tạo 16 – 20
12. Trật khớp vai cũ dễ tái phát (không còn khả năng điều trị hoặc điều trị không kết quả) 21 – 25
13. Cứng nhiều khớp lớn chi trên  
13.1. Vừa cứng khớp vai vừa cứng khớp khuỷu một bên ở tư thế bất lợi về chức năng 51 – 55
13.2. Cứng cả ba khớp: vai – khuỷu – cổ tay 61
13.3. Trật khớp cùng đòn cũ dễ tái phát 11 – 15
II. Cẳng tay và khớp khuỷu tay  
1. Tháo một khớp khuỷu 61
2. Cụt một cẳng tay  
2.1. Đường cắt 1/3 giữa 51 – 55
2.2. Đường cắt 1/3 trên 56 – 60
3. Gãy mỏm khuỷu xương trụ  
3.1. Gãy đơn thuần không gây ảnh hưởng khớp 6 – 10
3.2. Gãy mỏm khuỷu xương trụ gây hậu quả biến dạng cứng một khớp khuỷu  
3.2.1. Cẳng tay gấp – duỗi được trong khoảng trên 5o đến 145o 11 – 15
3.2.2. Cẳng tay gấp – duỗi được trong khoảng  45o đến 90o 26 – 30
3.2.3. Cẳng tay gấp – duỗi được trong khoảng trên 0° đến 45° 31 – 35
3.2.4. Cẳng tay gấp – duỗi được trong khoảng trên 100° đến 150° 51 – 55
4. Trật khớp khuỷu cũ dễ tái phát 11 – 15
5. Gãy hai xương cẳng tay  
5.1. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả hai xương  
5.1.1. Khớp giả chặt 26 – 30
5.1.2. Khớp giả lỏng 31 – 35
5.2. Can liền tốt trục thẳng, chức năng cẳng tay gần như bình thường 11 – 15
5.3. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 3cm 26 – 30
5.4. Xương liền xấu, trục lệch, chi ngắn trên 3cm, ảnh hưởng đến chức năng sấp – ngửa cẳng tay và vận động của khớp cổ tay 31 – 35
5.5. Bốn đầu xương gãy dính nhau, can xấu, mất sấp ngửa cẳng tay, teo cơ 31 – 35
6. Gãy đầu dưới cả hai xương cẳng tay sát cổ tay  
6.1. Hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (1 đến 2/5 động tác cổ tay) 16 – 20
6.2. Hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên 3 động tác cổ tay) 21 – 25
6.3. Cứng khớp cổ tay tư thế cơ năng (0°) 21 – 25
6.4. Cứng khớp cổ tay tư thế gấp hoặc ngửa tối đa 31 – 35
6.5. Cứng khớp cổ tay tư thế còn lại 26 – 30
6.6. Trật khớp cổ tay cũ dễ tái phát 11 – 15
6.7. Thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay ảnh hưởng vận động khớp cổ tay ít, không ảnh hưởng thẩm mỹ 1 – 3
6.8. Thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay ảnh hưởng vận động khớp cổ tay nhiều hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ 2 – 6
7. Gãy thân xương quay  
7.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, chức năng cẳng tay tương đối bình thường 6 – 10
7.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc chi bị ngắn trật khớp quay – trụ và hạn chế chức năng sấp – ngửa 21 – 25
7.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả xương quay  
7.3.1. Khớp giả chặt 11 – 15
7.3.2. Khớp giả lỏng 21 – 25
8. Gãy đầu trên xương quay có di chứng làm trở ngại gấp – duỗi khớp khủyu và hạn chế sấp, ngửa cẳng tay, kèm theo teo cơ 21 – 25
9. Gãy đầu dưới xương quay (kiểu Pouteau – Colles)  
9.1. Kết quả điều trị tốt, di chứng không đáng kể 6 – 10
9.2. Hạn chế vận động cẳng tay, cổ tay 11 – 15
10. Gãy thân xương trụ  
10.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức năng cẳng tay không bị ảnh hưởng 6 – 10
10.2. Can liền xấu, trục lệch hoặc hai đầu gãy dính với xương quay làm mất chức năng sấp, ngửa cẳng tay 21 – 25
10.3. Không liền xương hoặc mất đoạn xương tạo thành khớp giả  
10.3.1. Khớp giả chặt 11 – 15
10.3.2. Khớp giả lỏng 16 – 20
11. Gãy 1/3 trên xương trụ và trật khớp đầu trên xương quay (gãy kiểu Monteggia) để lại di chứng cứng khớp khủyu hạn chế sấp – ngửa cẳng tay: Áp dụng theo tổn thương khớp khuỷu  
12. Gãy mỏm trâm quay hoặc trâm trụ 6 – 10
III. Bàn tay và khớp cổ tay  
1. Tháo khớp cổ tay một bên 52
2. Cứng khớp cổ tay do chấn thương (các ngón tay vẫn bình thường)  
2.1. Cổ tay ở tư thế cơ năng (0°) 21 – 25
2.2. Cổ tay ở tư thế gấp hoặc ngửa tối đa 31 – 35
2.3. Cổ tay ở tư thế khác (không phải tư thế cơ năng hoặc gấp, ngửa tối đa) 26 – 30
3. Gãy, vỡ xương hoặc trật khớp cũ khớp xương cổ tay một bên  
3.1. Di chứng ảnh hưởng ít đến động tác khớp cổ tay 5 – 9
3.2. Gây cứng khớp cổ tay: Áp dụng theo mục 2  
4. Gãy xương bàn tay  
4.1. Gãy một – hai xương bàn tay, nếu bàn tay không bị biến dạng và không hạn chế chức năng bàn tay – ngón tay 6 – 10
4.2. Gãy trên hai xương bàn tay, hoặc trường hợp gãy can xương xấu, bàn tay biến dạng, ảnh hưởng nhiều đến chức năng bàn tay, ngón tay 16 – 20
4.3. Mất đoạn xương nhiều xương bàn tay làm bàn tay biến dạng và gây hạn chế chức năng nhiều 21 – 25
5. Đứt gân gấp hoặc gân duỗi bàn tay  
5.1. Đã khâu nối, ảnh hưởng ít đến động tác khớp cổ tay 3 – 5
5.2. Đã khâu nối, ảnh hưởng nhiều đến động tác khớp cổ tay 6 – 10
5.3. Đã khâu nối, ảnh hưởng đến động tác gấp duỗi ngón tay mức độ ít 1 – 3
5.4. Đã khâu nối, ảnh hưởng đến động tác gấp duỗi ngón tay mức độ nhiều 4 – 6
IV. Ngón tay  
1. Cụt (mất) năm ngón tay của một bàn tay  
1.1. Cụt (mất) năm ngón tay 47
1.2. Trường hợp cắt rộng đến xương bàn tay 50
2. Cụt (mất) bốn ngón của một bàn tay  
2.1. Mất ngón cái (I), ngón trỏ (II), ngón giữa (III) và ngón tay đeo nhẫn (IV): I + II + III + IV 45
2.2. Mất ngón tay cái và ba ngón khác  
2.2.1. Mất các ngón I + II + III + IV (còn lại ngón V) 43
2.2.2. Mất các ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III) 43
2.2.3. Mất các ngón I + III + IV + V (còn lại ngón II) 43
2.3. Mất bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I) 41
2.4. Vừa bị mất bốn ngón tay vừa tổn thương (Gãy, khuyết…) từ một đến ba xương bàn tay 45 – 47
3. Cụt (mất) ba ngón tay của một bàn tay  
3.1. Mất ngón I và hai ngón khác  
3.1.1. Mất các ngón I + II + III 41
3.1.2. Mất các ngón I + II + IV 39
3.1.3. Mất các ngón I + II + V 39
3.1.4. Mất các ngón I + III + IV 37
3.1.5. Mất các ngón I + III + V 35
3.1.6. Mất các ngón I + IV + V 35
3.2. Mất ngón II và hai ngón khác (còn lại ngón I)  
3.2.1. Mất các ngón II + III + IV 31
3.2.2. Mất các ngón II + III + V 31
3.2.3. Mất các ngón II + IV + V 29
3.3. Mất các ngón III + IV + V 25
3.4. Cắt cụt ba ngón tay kèm tổn thương một đến ba xương bàn tương ứng thì được cộng thêm 4 – 6 % (cộng lùi)  
4. Cụt (mất) hai ngón tay của một bàn tay  
4.1. Mất ngón I và một ngón khác  
4.1.1. Mất ngón I và ngón II 35
4.1.2. Mất ngón I và ngón III 33
4.1.3. Mất ngón I và ngón IV 32
4.1.4. Mất ngón I và ngón V 31
4.2. Mất ngón II và một ngón khác (trừ ngón I)  
4.2.1. Mất ngón II và ngón III 25
4.2.2. Mất ngón II và ngón IV 23
4.2.3. Mất ngón II và ngón V 21
4.3. Mất ngón tay III và ngón IV 19
4.4. Mất ngón tay III và ngón V 18
4.5. Mất ngón IV và ngón út V

Mất hai ngón tay kèm theo tổn thương xương bàn tương ứng được cộng thẳng 2 – 4 % vào tỷ lệ mất ngón

18
5. Tổn thương, chấn thương một ngón tay  
5.1. Ngón I (ngón cái)  
5.1.1. Cứng khớp liên đốt 6 – 8
5.1.2. Cứng khớp đốt – bàn 11 – 15
5.1.3. Mất xương tạo thành khớp giả ngón cái 11 – 15
5.1.4. Mất đốt ngoài (đốt hai) 11 – 15
5.1.5. Mất trọn ngón I (tháo khớp ngón – bàn) 21 – 25
5.1.6. Mất trọn ngón và một phần xương bàn I 26 – 30
5.2. Ngón II (ngón trỏ)  
5.2.1. Cứng khớp đốt – bàn 7 – 9
5.2.2. Cứng một khớp liên đốt 3 – 5
5.2.3. Cứng các khớp liên đốt 11 – 12
5.2.4. Mất đốt ba 3 – 5
5.2.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3) 6 – 8
5.2.6. Mất trọn ngón II (tháo khớp ngón – bàn) 11 – 15
5.2.7. Mất trọn ngón II và một phần xương bàn 16 – 20
5.3. Ngón III (ngón giữa)  
5.3.1. Cứng khớp đốt – bàn 5 – 6
5.3.2. Cứng một khớp liên đốt 1 – 3
5.3.3. Cứng các khớp liên đốt 7 – 9
5.3.4. Mất đốt ba 1 – 3
5.3.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3) 4 – 6
5.3.6. Mất trọn ngón III (tháo khớp ngón – bàn) 8 – 10
5.3.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng 11 – 15
5.4. Ngón IV (ngón đeo nhẫn)  
5.4.1.Cứng khớp ngón – bàn 4 – 5
5.4.2. Cứng một khớp liên đốt 1 – 3
5.4.3. Cứng các khớp liên đốt 6 – 8
5.4.4. Mất đốt ba 1 – 3
5.4.5. Mất hai đốt ngoài của ngón IV (đốt 2 và 3) 4 – 6
5.4.6. Mất trọn ngón IV 8 – 10
5.4.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng 11 – 15
5.5. Ngón V (ngón tay út)  
5.5.1. Cứng khớp ngón – bàn 3 – 4
5.5.2. Cứng một khớp liên đốt 1 – 2
5.5.3. Cứng các khớp liên đốt 5 – 6
5.5.4. Mất đốt ba 1 – 3
5.5.5. Mất đốt hai và ba 4 – 5
5.5.6. Mất trọn ngón V (tháo khớp ngón – bàn) 6 – 8
5.5.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng 11 – 15
6. Cụt nhiều ngón tay của hai bàn tay  
6.1. Cụt hai ngón I (ngón tay cái) 36 – 40
6.2. Cụt hai ngón II 21 – 25
6.3. Cụt hai ngón III 16 – 20
6.4. Chấn thương cắt cụt hai ngón IV 16 – 20
6.5. Chấn thương cắt cụt hai ngón V 16 – 20
6.6. Cụt ngón I, ngón II và ngón III bàn tay phải (tay thuận) và cụt ngón I, ngón II bàn tay trái (tay không thuận) 61
7. Gãy, vỡ xương một đốt ngón tay  
7.1. Gãy vỡ đốt 1 ngón I 3
7.2. Gãy vỡ đốt 2 ngón I hoặc đốt 1 các ngón khác 2
7.3. Gãy vỡ đốt 2; 3 các ngón khác 1
8. Trật khớp ngón tay cũ dễ tái phát  
8.1. Ngón I  
8.1. 1. Khớp ngón bàn 4 – 6
8.1.2. Khớp liên đốt 2 – 4
8.2. Ngón II và III  
8.2.1. Khớp ngón bàn 4 – 8
8.2.2. Khớp liên đốt gần 2 – 4
8.2.3. Khớp liên đốt xa 1 – 3
8.3. Ngón IV và V  
8.3.1. Khớp ngón bàn 2 – 4
8.3.2. Khớp liên đốt gần 2 – 4
8.3.3. Khớp liên đốt xa 1-3
9. Viêm khớp ngón bàn tay sau chấn thương  
9.1. Ngón I  
9.1.1. Viêm khớp ngón bàn 5 – 7
9.1.2.Viêm khớp liên đốt 3 – 5
9.2. Ngón II và III  
9.2.1. Viêm khớp ngón bàn 3 – 5
9.2.2.Viêm khớp liên đốt gần 2 – 4
9.2.3. Viêm khớp liên đốt xa 1 – 3
9.3. Ngón IV và V  
9.3.1. Viêm khớp ngón bàn 1 – 3
9.3.2.Viêm khớp liên đốt gần 1 – 3
9.3.3. Viêm khớp liên đốt xa 1
V. Xương đòn và xương bả vai  
1. Gãy xương đòn (1/3 ngoài, giữa, trong)  
1.1. Can liền tốt không di chứng 6 – 10
1.2. Can liền xấu, gồ, cứng vai và đau ảnh hưởng đến gánh, vác 16 – 20
2. Mất đoạn xương gây khớp giả xương đòn 16 – 20
3. Trật khớp đòn – mỏm – bả 11 – 15
4. Trật khớp ức – đòn 11 – 15
5. Gãy, vỡ xương bả vai một bên do chấn thương  
5.1. Gãy, vỡ hoặc có lỗ khuyết ở thân xương 6 – 10
5.2. Gãy, vỡ ở ngành ngang 11 – 15
5.3. Gãy, vỡ phần ổ khớp vai  
5.3.1. Vỡ ổ khớp vai đơn thuần, chỏm xương cánh tay không bị tổn thương nhưng để lại hậu quả dễ trật khớp vai 16 – 20
5.3.2. Vỡ ổ khớp kèm tổn thương chỏm gây hậu quả cứng, hàn khớp vai: Áp dụng tổn thương khớp vai  
6. Viêm khớp lớn chi trên sau chấn thương  
6.1. Viêm khớp vai 6 – 10
6.2. Viêm khớp khuỷu 6 – 10
6.3. Viêm khớp cổ tay 6 – 10
7. Viêm khớp cùng đòn sau chấn thương 4 – 6
8. Viêm khớp ức đòn sau chấn thương 4 – 6
VI. Đùi và khớp háng  
1. Cụt hai chi dưới  
1.1. Tháo hai khớp cổ chân 81
1.2. Cụt 1/3 giữa hai cẳng chân 83
1.3. Cụt 1/3 trên hai cẳng chân 84
1.4. Tháo khớp gối hai bên 85
1.5. Cụt 1/3 giữa một đùi và 1/3 giữa cẳng chân bên kia 85
1.6. Cụt 1/3 trên đùi một bên và 1/3 trên một cẳng chân còn lại 86
1.7. Cụt 1/3 trên một đùi một bên và 1/3 dưới đùi còn lại 87
1.8. Cụt hai đùi từ 1/3 giữa 87
1.9. Cụt hai đùi từ 1/3 trên 91
1.10. Cụt ngang mấu chuyển hai đùi 92
1.11. Tháo hai khớp háng 95
2. Cụt một chi dưới và mù một mắt  
2.1. Cụt một cẳng chân và khoét bỏ một nhãn cầu 85
2.2. Cụt một đùi và mù một mắt 87
2.3. Tháo bỏ một khớp háng và mù một mắt 88
2.4. Cụt một đùi và khoét bỏ một nhãn cầu 91
2.5. Tháo một khớp háng và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả 91
2.6. Tháo một khớp háng và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp được mắt giả 95
3. Tháo một khớp háng 72
4. Cụt một đùi  
4.1. Đường cắt ở 1/3 giữa 65
4.2. Đường cắt ở 1/3 trên 67
4.3. Đường cắt ở ngang mấu chuyển lớn 68 – 69
5. Gãy đầu trên xương đùi  
5.1. Can liền tốt, trục thẳng, nhưng có teo cơ 26 – 30
5.2. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều, chi ngắn dưới 4cm, chức năng khớp háng bị hạn chế 31 – 35
5.3. Can liền xấu, trục lệch, cơ teo nhiều chi ngắn trên 4cm 41 – 45
5.4. Gãy cổ xương đùi gây tiêu chỏm 51
5.5. Mất đoạn xương hoặc không liền xương tạo thành khớp giả cổ xương đùi  
5.5.1. Khớp giả chặt 41 – 45
5.5.2. Khớp giả lỏng lẻo 51
6. Gãy cổ xương đùi, đã phẫu thuật thay chỏm nhân tạo 35
7. Gãy thân xương đùi ở 1/3 giữa hoặc dưới đã điều trị ổn định  
7.1. Can liền tốt, trục thẳng, chức phận chi bình thường 21 – 25
7.2. Can liền xấu, trục lệch 26 – 30
7.3. Can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 4cm 31 – 35
7.4. Can xấu, trục lệch, chi ngắn trên 4cm 41 – 45
8. Gãy đầu dưới xương đùi gần sát lồi cầu sau điều trị có di chứng hạn chế vận động khớp gối:

Áp dụng tỷ lệ cứng khớp gối mục 11 phần VII trong bảng này.

 
9. Trật khớp háng kết quả điều trị  
9.1. Tốt 6 – 10
9.2. Gây lỏng khớp háng 21 – 25
10. Cứng một khớp háng sau chấn thương  
10.1. Chi ở tư thế thẳng trục  
10.1.1. Từ 0 – 90° 21 – 25
10.1.2. Từ 0 đến 60° 31 – 35
10.1.3. Từ 0 đến 30° 41 – 45
10.2. Chi ở tư thế vẹo hoặc gấp kèm theo  
10.2.1. Từ 0 đến 90° 31 – 35
10.2.2. Từ 0 đến 60° 41 – 45
10.2.3. Từ 0 đến 30° 46 – 50
11. Cứng hoàn toàn một khớp háng sau chấn thương 51 – 55
12. Thay khớp háng nhân tạo 21 – 25
13. Chấn thương để lại hậu quả cứng hai, ba khớp lớn chi dưới  
13.1. Cứng một khớp háng và một khớp gối 61 – 65
13.2. Cứng một khớp gối và một khớp cổ chân 41 – 45
13.3. Cứng ba khớp lớn (háng, gối) 66 – 70
13.4. Cứng ba khớp háng, gối và cổ chân 61 – 65
13.5. Cứng ba khớp ( gối và cổ chân ) 61 – 65
VII. Cẳng chân và khớp gối  
1. Tháo một khớp gối 61
2. Cụt một cẳng chân  
2.1. Cụt ở 1/3 trên, nếu khớp gối bình thường  
2.1.1. Lắp được chân giả 51
2.1.2. Không lắp được chân giả 55
2.2. Cụt ở 1/3 giữa hoặc dưới  
2.2.1. Đã lắp chân giả đi lại tốt 41 – 45
2.2.2. Không lắp được chân giả hoặc đi chân giả đau, khó 46 – 50
3. Gãy hai xương cẳng chân  
3.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi 16 – 20
3.2. Can xương xấu, hoặc can dính hai xương, cẳng chân bị vẹo và ngắn dưới 2cm 21 – 25
3.3. Di chứng như mục 3.2 nhưng chi ngắn từ 2cm đến dưới 5cm 26 – 30
3.4. Di chứng như mục 3.2 nhưng chi ngắn từ 5cm trở lên 31 – 35
4. Mất đoạn hai xương chày, mác tạo thành khớp giả  
4.1. Khớp giả hai xương chặt, chi ngắn dưới 5cm 31 – 35
4.2. Khớp giả hai xương lỏng, chi ngắn trên 5cm 41 – 45
5. Gãy thân xương chày một chân  
5.1. Gãy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can tốt, trục thẳng, không ngắn chi 11 – 15
5.2. Gãy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn dưới 2cm 16 – 20
5.3. Gãy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 2cm đến dưới 5cm 21 – 25
5.4. Gãy thân xương chày ở bất kể đoạn nào, can xấu, trục lệch, chi ngắn từ 5cm trở lên 26 – 30
5.5. Gãy thân xương chày đã liền nhưng thân xương có ổ khuyết lớn 21 – 25
6. Mất đoạn xương chày tạo thành khớp giả  
6.1. Khớp giả chặt 21 – 25
6.2. Khớp giả lỏng 31 – 35
7. Gãy hoặc vỡ mâm chày  
7.1. Điều trị phục hồi tốt, khớp gối không cứng 11 – 15
7.2. Di chứng cứng khớp gối hoặc hàn khớp:

Áp dụng tổn thương khớp gối

 
8. Gãy hoặc vỡ lồi củ trước mâm chày 6 – 10
9. Gãy thân xương mác một chân  
9.1. Đường Gãy ở 1/3 giữa hoặc trên, can liến tốt 3 – 5
9.2. Gãy đầu trên xương mác, can xấu 5 – 7
9.3. Gãy kiểu Dupuytren (đầu dưới xương mác), can xấu  
9.3.1. Hạn chế nhẹ khớp cổ chân 6 – 10
9.3.2. Cổ chân bị cứng khớp nhẹ 11 – 15
10. Mất đoạn xương mác hoặc tháo bỏ xương mác 11 – 15
11. Vết thương, chấn thương khớp gối dẫn đến hậu quả cứng khớp  
11.1. Tầm vận động từ 0° đến trên 125° 11 – 15
11.2 . Tầm vận động từ 0° đến 90° 16 – 20
11.3. Tầm vận động từ 0° đến 45° 26 – 30
11.4. Cứng khớp tư thế 0° 36 – 40
12. Đứt gân bánh chè đã mổ khâu kết quả tốt 6 – 10
13. Chấn thương cắt bỏ xương bánh chè làm hạn chế chức năng khớp gối: Áp dụng tỷ lệ mục 11 trong bảng này  
14. Gãy hoặc vỡ lồi cầu xương đùi dẫn đến hậu quả hạn chế vận động khớp gối: Áp dụng tỷ lệ Mục 11 trong bảng này  
15. Tổn thương sụn chêm do chấn thương khớp gối  
15.1. Rách, đứt, trật chỗ bám hoặc gây viêm mạn tính 16 – 20
15.2. Nếu phải cắt bỏ và có hậu quả dính khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối Mục 11 trong bảng này  
15.3. Cắt bỏ sụn chêm có biến chứng hạn chế một phần cử động gấp – duỗi khớp gối: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp gối mục 11 trong bảng này  
16. Dị vật khớp gối  
16.1. Dị vật nằm trong bao khớp hoặc bao hoạt dịch ảnh hưởng ít đến chức năng khớp gối 11 – 15
16.2. Dị vật nằm trong khe khớp làm ảnh hưởng đến vận động, đi lại 21 – 25
17. Tổn thương đứt dây chằng khớp gối  
17.1. Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi tốt 11 – 15
17.2. Đứt dây chằng chéo trước hoặc sau được điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị 21 – 25
17.3. Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi tốt 6 – 10
17.4. Đứt dây chằng ngoài khớp đã điều trị phục hồi không tốt hoặc không được điều trị 11 – 15
18. Thay khớp gối nhân tạo 11-15
19. Vỡ xương bánh chè trong bao khớp  
19.1. Can liền tốt, bề mặt khớp không hoặc di lệch dưới 5mm 2 – 4
19.2. Can liền tốt, bề mặt khớp di lệch trên 5mm 5 – 7
19.3. Không liền xương 8 – 10
19.4. Mất một phần xương bánh chè 5 – 7
20. Trật khớp gối dai dẳng không điều trị được 8 – 10
  Ghi chú: Tổn thương gãy xương nếu có tổn thương mạch máu, dây thần kinh được cộng lùi tỷ lệ nhưng tổng tỷ lệ % phải thấp hơn so với cắt bỏ đoạn chi tương ứng  
VIII. Bàn chân và khớp cổ chân  
1. Tháo khớp cổ chân một bên 45
2. Tháo khớp hai cổ chân 81
3. Cắt bỏ nửa trước bàn chân (tháo khớp các xương bàn hay thủ thuật Lisfranc) 35
4. Cắt bỏ giữa bàn chân còn để lại chỗ chống gót (thủ thuật Chopart, Ricard hay Pirogoff) 41
5. Chấn thương khớp cổ chân dẫn đến hậu quả cứng khớp  
5.1. Cứng khớp ở tư thế cơ năng (0°) 21
5.2. Cứng khớp ở tư thế bất lợi cho chức năng khớp cổ chân 31
6. Đứt gân gót (gân Achille)  
6.1. Đã nối lại, không ngắn gân 11 – 15
6.2. Gân bị ngắn sau khi nối, bàn chân ngả về phía trước 21 – 25
6.3. Không nối lại kịp thời để cơ dép co lại thành một cục, đi lại khó khăn 26 – 30
7. Cắt bỏ toàn bộ xương gót 31 – 35
8. Gãy hoặc vỡ xương gót  
8.1. Vỡ một phần phía sau xương gót 6 – 10
8.2. Vỡ thân xương gót có ảnh hưởng đến đi lại, lao động 11 – 15
8.3. Gãy góc Boehler (phần Thalamus của xương gót) làm sập vòm bàn chân, đi lại khó và đau 21 – 25
9. Cắt bỏ xương sên 26 – 30
10. Gãy xương sên làm bàn chân biến dạng, đi lại khó khăn 16 – 20
11. Gãy xương thuyền 6 – 10
12. Gãy/vỡ xương hộp 11 – 15
13. Gãy/vỡ nhiều xương nhỏ giữa bàn chân dẫn đến hậu quả cứng/hàn khớp bàn chân 16 – 20
14. Tổn thương mắt cá chân một bên  
14.1. Không ảnh hưởng khớp 6 – 10
14.2. Gây cứng khớp cổ chân: Áp dụng tỷ lệ ở mục 5.  
15. Gãy hoặc mất đoạn một xương bàn của bàn chân  
15.1. Can liền tốt, bàn chân không biến dạng, không ảnh hưởng đến đi đứng 3 – 5
15.2. Bàn chân biến dạng và trở ngại đến việc đi đứng, lao động 11 – 15
16. Gãy hoặc mất đoạn nhiều xương bàn của một bàn chân  
16.1. Gãy hai xương bàn, can liền xấu hoặc mất đoạn hai xương bàn 16 – 20
16.2. Gãy trên hai xương bàn hoặc mất đoạn xương làm bàn chân biến dạng gây trở ngại nhiều đến việc đi đứng, lao động 21 – 25
17. Mảnh dị vật nằm trong khe khớp cổ chân (chày – gót – sên) 16 – 20
18. Còn nhiều mảnh dị vật nhỏ ở phần mềm gan bàn chân hay găm ở xương bàn chân ảnh hưởng đến đi lại, lao động  
18.1. Có dưới 10 mảnh nhỏ 11 – 15
18.2. Có từ 10 mảnh trở lên 16 – 20
19. Bong gân khớp cổ chân điều trị lâu không khỏi 16 – 20
20. Viêm khớp cổ chân mạn tính sau chấn thương trật khớp, bong gân cổ chân 16 – 20
IX. Ngón chân  
1. Cụt năm ngón chân 26 – 30
2. Cụt bốn ngón chân  
2.1. Cụt bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I) 16 – 20
2.2. Cụt bốn ngón I + II +III + IV (còn lại ngón út) 21 – 25
2.3. Cụt bốn ngón I + II + III + V (còn lại ngón IV) 21 – 25
2.4. Cụt bốn ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III) 21 – 25
3. Cụt ba ngón chân  
3.1. Cụt ba ngón nhưng không mất ngón chân I 11 – 15
3.2. Cụt ba ngón trong đó có ngón chân I 16 – 20
4. Cụt hai ngón chân  
4.1. Cụt 2 ngón III + IV hoặc 2 ngón III +V hoặc 2 ngón IV + V 6 – 10
4.2. Cụt ngón II và một ngón khác (trừ ngón chân I) 11 – 15
4.3. Cụt ngón chân I và một ngón khác 16 – 20
5. Cụt ngón chân I 11 – 15
6. Cụt một ngón chân khác 3 – 5
7. Cụt đốt ngoài của một ngón chân I (đầu ngón chân) 6 – 10
8. Cụt đốt ngoài của ngón chân khác (đầu ngón chân) 1 – 3
9. Cụt hai đốt ngoài của một ngón chân khác 2 – 4
10. Cứng khớp liên đốt ngón chân I  
10.1. Tư thế thuận 3 – 5
10.2. Tư thế bất lợi 7 – 9
11. Cứng khớp đốt – bàn của ngón chân I 7 – 9
12. Cứng khớp đốt – bàn hoặc các khớp liên đốt với nhau của một ngón chân khác  
12.1. Cứng ở tư thế thuận 1 – 3
12.2. Cứng ở tư thế bất lợi về chức năng 4 – 5
13. Gãy xương một đốt ngón chân 1
X. Đứt rời đoạn chi (chi trên hoặc chi dưới) được phẫu thuật khâu nối chi

Kết quả dinh dưỡng đoạn chi tốt, phục hồi một phần cảm giác, vận động: Áp dụng khung tỷ lệ tổn thương mất đoạn chi phía dưới liền kề.

 
XI. Chậu hông  
1. Gãy (vỡ) gai chậu trước trên 6 – 10
2. Gãy (vỡ) mào chậu 11 – 15
3. Gãy (vỡ) một bên cánh chậu 16 – 20
4. Gãy (vỡ) xương chậu kiểu Malgaigne dẫn đến méo khung chậu  
4.1. Nam giới hoặc phụ nữ không còn sinh đẻ 31 – 35
4.2. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 41 – 45
4.3. Người ở độ tuổi vị thành niên hoặc người già 41 – 45
5. Gãy ụ ngồi (gây ra mất đối xứng eo dưới) 16 – 20
6. Gãy ngành ngang xương mu  
6.1. Gãy một bên 11 – 15
6.2. Gãy cả hai bên 16 – 20
7. Gãy ổ chảo khớp háng  
7.1. Gãy ổ chảo khớp háng (cung trước hoặc sau) mổ kết hợp xương kết quả tốt không ảnh hưởng vận động khớp háng. 11 – 15
7.2. Gãy ổ chảo khớp háng cả cung trước lẫn cung sau gây di lệch, làm lỏng khớp (dễ trật khớp háng) 21 – 25
8. Gãy xương cùng không tổn thương thần kinh 5 – 7
9. Gãy xương cụt  
9.1. Gãy xương cụt không tổn thương thần kinh 3 – 5
9.2. Gãy xương cụt di lệch, gây đau khi ngồi 4 – 6
11. Viêm khớp cùng chậu sau chấn thương  
11.1. Mức độ nhẹ 1 – 3
11.2. Mức độ trung bình 4 – 6
11.3. Mức độ nặng 11 – 13
XII.Tổn thương cột sống không gây tổn thương thần kinh  
1. Tổn thương đốt sống C1 và C2 31 – 35
2. Xẹp, viêm dính khớp các đốt sống cổ do chấn thương  
2.1. Xẹp, viêm dính một – hai đốt sống cổ, đau vừa, hạn chế một phần động tác cổ – đầu (gấp – duỗi, nghiêng trái, phải và xoay từ 00 đến 20°) 31 – 35
2.2. Xẹp, viêm dính trên hai đốt sống cổ, đau nhiều, trở ngại đến vận động cổ đầu (trên 20° ở tất cả các động tác) 41 – 45
3. Tổn thương cột sống lưng – thắt lưng  
3.1. Gãy, xẹp thân một đốt sống 21 – 25
4. Gãy, xẹp thân hai hoặc ba đốt sống trở lên  
4.1. Xẹp thân hai đốt sống 26 – 30
4.2. Xẹp ba đốt sống 36 – 40
4.3. Xẹp trên ba đốt sống 41 – 45
5. Gãy, vỡ mỏm gai  
5.1. Của một đốt sống 6 – 10
5.2. Của hai hoặc ba đốt sống 16 – 20
5.3. Của trên ba đốt sống 26 – 30
6. Gãy, vỡ mỏm bên  
6.1. Của một đốt sống 3 – 5
6.2. Của hai hoặc ba đốt sống 11 – 15
6.3. Của trên ba đốt sống 21 – 25
7. Viêm cột sống dính khớp do chấn thương cột sống  
7.1. Dính khớp cột sống giai đoạn I 21 – 25
7.2. Dính khớp cột sống giai đoạn II 41 – 45
7.3. Dính khớp cột sống giai đoạn II – III 61 – 65
7.4. Dính khớp cột sống giai đoạn IV 81
8. Trượt thân đốt sống, thoát vị đĩa đệm  
8.1. Trượt một ổ không tổn thương thần kinh 21 – 25
8.2. Trượt nhiều tầng không tổn thương thần kinh 31 – 35
Ghi chú: Tổn thương xương, nếu có biểu hiện loãng xương kèm theo (loãng xương do liệt thần kinh gây giảm vận động, do cố định xương kéo dài, không tính loãng xương do tuổi) thì được cộng 5-10% (cộng lùi)  
XIII. Viêm bao gân sau chấn thương (Áp dụng Bảng tổn thương do bệnh lý mục 26 tổn thương Xương – Cơ – Khớp.)  

 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191