Tỷ lệ % thương tật đối với vùng mắt

Tỷ lệ % thương tật khi bị đánh vào mắt, tấn công vào vùng mặt, bị tai nạn, bị hành hung, bạo hành.

Theo Thông tư số:20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tỷ lệ thương tật của các tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác, giảm thị lực được ghi nhận như sau:

 

TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO GIẢM THỊ LỰC

VÌ TỔN THƯƠNG THỰC THỂ CƠ QUAN THỊ GIÁC

 – Giao điểm của 2 trục tung – trục hoành là tỷ lệ % mất KNLĐ chung của 2 mắt do giảm thị lực (thị lực sau khi đã được chỉnh kính, các mức độ từ giảm rất nhẹ đến mù tuyệt đối).

– Thị lực của mỗi mắt được biểu diễn trên 1 trục (trục tung hoặc trục hoành) phân ra các độ 8/10 – 10/10 (bình thường), 7/10 – 6/10 (giảm rất nhẹ), 5/10, 4/10 … đến  ST âm tính.

– Thị lực đếm ngón tay 3m trở xuống được coi là mù.

 

Thị lực 10/10

8/10

7/10

6/10

5/10 4/10 3/10 2/10 1/10 1/20 dưới

1/20

ST

(-)

10/10

8/10

 

0

 

5

 

8

 

11

 

14

 

17

 

21

 

25

 

31

 

41

7/10

6/10

 

5

 

8

 

11

 

14

 

17

 

21

 

25

 

31

 

35

 

45

5/10 8 11 14 17 21 25 31 35 41 51
4/10 11 14 17 21 25 31 35 41 45 55
3/10 14 17 21 25 31 35 41 45 51 61
2/10 17 21 25 31 35 41 45 51 55 65
1/10 21 25 31 35 41 45 51 55 61 71
1/20 25 31 35 41 45 51 55 61 71 81
dưới

1/20

31 35 41 45 51 55 61 71 81 85
ST (-) 41 45 51 55 61 65 71 81 85 87

 

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG CƠ QUAN THỊ GIÁC

Tổn thương cơ quan Thị giác Tỷ lệ thương tật (%)
I. Tổn thương hai mắt ảnh hưởng đến thị lực  
1. Thị lực của một mắt từ 1/20 đến 1/10, một mắt trên 7/10 21 – 25
2. Thị lực của mắt tốt hơn trong hai mắt từ 6/10 đến 7/10 31 – 35
3. Thị lực của mắt tốt hơn trong hai mắt từ 5/10 đến 6/10 36 – 40
4. Thị lực của mắt tốt hơn trong hai mắt từ 4/10 đến 5/10 41 – 45
5. Thị lực của mắt tốt hơn trong hai mắt trên 2/10 đến 3/10 51 – 55
6. Thị lực của mắt tốt hơn trong hai mắt trên 1/20 đến 1/10 61 – 65
7. Thị lực của mắt tốt hơn trong hai mắt đếm ngón tay từ 3m trở xuống đến 1/20 76 – 79
8. Mất chức năng hai mắt (thị lực từ sáng tối âm tính đến đếm ngón tay từ 3m trở xuống) 81 – 83
9. Một mắt khoét bỏ nhãn cầu, một mắt mất chức năng 87
10. Mù tuyệt đối hai mắt (thị lực sáng tối âm tính) 87
11.  Một mắt khoét bỏ nhãn cầu (không lắp được mắt giả), một mắt mất chức năng 88 – 89
12. Chấn thương khoét bỏ hai nhãn cầu lắp được mắt giả 91
13. Chấn thương khoét bỏ hai nhãn cầu không lắp được mắt giả 95
II.  Tổn thương một mắt ảnh hưởng đến thị lực  
1. Một mắt giảm thị lực từ 6/10  đến 9/10, mắt kia bình thường 5 – 9
2. Một mắt giảm thị lực từ 4/10 đến 5/10, mắt kia bình thường 11 – 15
3. Một mắt giảm thị lực từ 2/10 đến 3/10, mắt kia bình thường 16 – 20
4. Một mắt giảm thị lực từ 1/20 đến 1/10, mắt kia bình thường 21 – 25
5. Một mắt giảm thị lực đếm ngón tay từ 3m đến dưới 1/20, mắt kia bình thường 31 – 35
6. Mù một mắt (mắt kia bình thường), nếu chưa khoét bỏ nhãn cầu 41
7. Khoét bỏ nhẵn cầu, lắp được mắt giả 51
8. Đã khoét bỏ một nhãn cầu, không lắp được mắt giả (do biến dạng mi, cạn cùng đồ, vỡ thành xương hốc mắt), ảnh hưởng thẩm mỹ 55
III. Đục nhân mắt do chấn thương  
1. Chưa mổ: Căn cứ vào thị lực: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác và cộng thêm (cộng lùi) 10%  
2. Đã mổ thay thủy tinh thể nhân tạo: Căn cứ vào thị lực: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể vì giảm thị lực do tổn thương cơ quan thị giác và được cộng lùi 10% vì mất điều tiết sau mổ nhưng không được quá 41% một mắt.  
IV. Tổn thương ngoài nhãn cầu (một mắt)  
1. Tắc lệ đạo, rò lệ đạo  
1.1. Tắc (đã hoặc chưa phẫu thuật) 5 – 9
1.2. Rò lệ đạo  
1.2.1. Đã phẫu thuật kết quả tốt 5 – 9
1.2.2. Đã phẫu thuật kết quả không tốt hoặc chưa phẫu thuật 11 – 15
2. Khuyết xương thành hốc mắt 11 – 15
3. Rò viêm xương thành hốc mắt 11 – 15
4. Sẹo co kéo hở mi 11 – 15
V. Tổn thương chức năng thị giác do tổn thương thần kinh chi phối thị giác  
1. Mù não chấn thương một mắt hoặc hai mắt (tổn thương trung khu thần kinh thị giác nằm ở thuỳ chẩm được xác định bằng chẩn đoán hình ảnh): Tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác  
2. Thị trường thu hẹp (do tổn thương não vùng chẩm trong chấn thương)  
2.1. Thị trường còn khoảng 30o xung quanh điểm cố định  
2.1.1. Thị trường thu hẹp ở một bên mắt 5 – 9
2.1.2. Thị trường thu hẹp cả hai bên mắt 21 – 25
2.2. Thị trường còn khoảng 10o xung quanh điểm cố định  
2.2.1. Ở một bên mắt 21 – 25
2.2.2. Ở cả hai mắt 61 – 63
3. Ám điểm trung tâm  
3.1. Ám điểm ở một bên mắt 21- 25
3.2. Ám điểm ở cả hai mắt 41- 45
4. Bán manh (do tổn thương ở giao thoa thị giác)  
4.1. Bán manh vẫn giữ được sức nhìn (thị lực trung tâm)  
4.1.1. Bán manh cùng bên (phải hoặc trái) 26 – 30
4.1.2. Bán manh khác bên phía mũi 21 – 25
4.1.3. Bán manh khác bên phía hai thái dương 61 – 63
4.1.4. Bán manh góc 1/4 trên 11 – 15
4.1.5. Bán manh góc 1/4 dưới 21 – 25
4.1.6. Bán manh ngang trên 11 – 15
4.1.7. Bán manh ngang dưới 36 – 40
4.2. Bán manh kèm theo mất thị lực trung tâm một bên hay cả hai bên: Tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác nhưng tối đa không quá 81%  
5. Song thị  
5.1. Song thị ở một mắt 11 – 15
5.2. Song thị cả hai mắt 21 – 25
6. Rối loạn sắc giác và thích nghi bóng tối 11 – 15
7. Sụp mi một mắt (do tổn thương dây thần kinh số III)  
7.1. Sụp mi mức độ che nửa đồng tử 11 – 15
7.2. Sụp mi hoàn toàn che mất tầm nhìn: Căn cứ vào kết quả thị lực, tỷ lệ tính theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ  
8. Dính mi cầu không còn khả năng phục hồi: Căn cứ vào kết quả thị lực tỷ lệ theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng lùi 10% do ảnh hưởng thẩm mỹ và khô mắt không phục hồi  
9. Liệt điều tiết và liệt cơ co đồng tử  
9.1. Một bên mắt 11 – 15
9.2. Cả hai mắt 21 – 25
10. Rung giật nhãn cầu đơn thuần  
10.1. Rung giật ở một mắt 5 – 9
10.2. Rung giật cả hai mắt 11 – 15
11. Liệt một hay nhiều dây thần kinh vận động nhãn cầu (dây số III – nhánh vận động nhãn cầu; số IV; số VI): Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và Hệ Thần kinh  
12. Tổn thương nhánh 1 dây thần kinh số V: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh  
13. Viêm giác mạc: Căn cứ vào kết quả thị lực tỷ lệ tính theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác. Tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực tối đa không quá 45% cộng cả tỷ lệ ở Mục 12  
14. Teo dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số II): Căn cứ vào kết quả thị lực tỷ lệ tính theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác  
VI. Tổn thương võng mạc: Căn cứ vào kết quả thị lực Căn cứ vào thị lực, Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do giảm thị lực vì tổn thương cơ quan thị giác  
VII. Sẹo giác mạc: Căn cứ vào kết quả thị lực tỷ lệ tính theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác và cộng  thêm (cộng lùi) 10%  
VIII. Tổn hại môi trường trong suốt (thuỷ dịch – thuỷ tinh dịch)  
1. Chấn thương nhãn cầu còn dị vật nội nhãn không thể lấy được gây chứng mắt bị  nhiễm đồng hoặc sắt  
2. Tổ chức hoá dịch kính  
Mục VIII: Căn cứ vào kết quả thị lực, tỷ lệ tính theo thị lực tính theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác  và cộng lùi 15% vì nguy cơ ảnh hưởng thị lực và kích thích viêm lâu dài  
IX. Giảm điều vận, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và kích ứng mắt 3 – 5
X. Ghép giác mạc  
1. Không giảm thị lực 3 – 5
2. Giảm thị lực Cho tỷ lệ theo mức giảm thị lực
XI. Dị vật trong nhãn cầu

Tùy theo thị lực bị ảnh hưởng để xếp tỷ lệ

 
XII. Dị vật sau nhãn cầu

Tùy theo thị lực bị ảnh hưởng để xếp tỷ lệ

 
XIII. Dị vật tiền phòng

Tùy theo thị lực bị ảnh hưởng để xếp tỷ lệ.

 
XIV. Vỡ xương ổ mắt  
1. Không ảnh hưởng thị lực 5 – 7
2. Có ảnh hưởng thị lực: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ thị lực bị ảnh hưởng và tỷ lệ vỡ xương cộng lùi  
XV. Bệnh mắt đặc hiệu do thương tích (được bồi thường ngoài giảm thị lực tới bồi thường tối đa 50% trong mỗi mắt)  
1. Glôcôm 1 – 5
2. Đục thủy tinh thể/ di lệch thủy tinh thể một phần 4 – 8
3. Biến dạng ổ mắt ( thụt mắt/ nhãn cầu hạ thấp/ nhãn cầu nâng cao) 1 – 5
4. Giãn đồng tử do chấn thương và các bất thường khác về đồng tử hoặc mống mắt 4 – 8

TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191