Mẫu Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ

MẪU SỐ HS-TV/01/QLCT: HỒ SƠ YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

 

 

 

HỒ SƠ

YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ

ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM

 

 

 

 
 

Mẫu số: HS-TV/01/QLCT

 

 

 

 

MỤC LỤC

 

Mở đầu ………………………………………………………………………………………………………………………..  2

 

Phần A – Thông tin chung ……………………………………………………………………………………………….  6

 

Phần B – Ngành sản xuất trong nước ………………………………………………………………………………..  8

 

Phần C – Hàng hoá …………………………………………………………………………………………………………  10

 

Phần D – Các bên liên quan khác …………………………………………………………………………………….  12

 

Phần E – Thiệt hại nghiêm trọng ………………………………………………………………………………………  13

 

Phần F – Đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng ………………………………………………………………………  24

 

Phần G – Quan hệ nhân quả ……………………………………………………………………………………………  25

 

Phần H – Kết luận …………………………………………………………………………………………………………..  27

 

 

MỞ ĐẦU

  1. Giới thiệu chung

Mẫu này do Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương (Cục QLCT) ban hành với mục đích giúp ngành sản xuất trong nước chuẩn bị hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ (sau đây gọi tắt là Hồ sơ).

Những nội dung trong mẫu này có thể thay đổi. Đề nghị liên hệ với Cục QLCT trước khi khai Hồ sơ.

  1. Giải thích từ ngữ

Nhập khẩu hàng hoá quá mức là việc nhập khẩu hàng hoá với khối lượng gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp.

Thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước là tình trạng suy giảm một cách đáng kể vị thế của ngành sản xuất trong nước trên cơ sở xem xét các yếu tố liên quan một cách khách quan có thể định lượng được, cụ thể là tỷ lệ và lượng gia tăng hàng hoá nhập khẩu về mặt tuyệt đối và tương đối, thị phần của hàng hoá nhập khẩu gia tăng trên thị trường nội địa, những thay đổi về mức bán hàng, sản xuất, năng suất, công suất sử dụng, lợi nhuận, thua lỗ và việc làm.

Đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước là khả năng chắc chắn, rõ ràng và chứng minh được về thiệt hại nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất trong nước.

Ngành sản xuất trong nước là tập hợp tất cả các nhà sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hoá do ngành này được sản xuất ra ở trong nước.

Hàng hoá tương tự là hàng hoá giống hệt hoặc giống nhau về chức năng, công dụng, chỉ số chất lượng, tính năng kỹ thuật và các thuộc tính cơ bản khác.

Hàng hoá cạnh tranh trực tiếp là hàng hoá có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hoá thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế cạnh tranh về giá và mục đích sử dụng cuối cùng.

Bên yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ là tổ chức, cá nhân đại diện hợp pháp cho một ngành sản xuất trong nước nộp Hồ sơ đến cơ quan có trách nhiệm điều tra.

Bị đơn là tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất và/hoặc xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ theo Hồ sơ của bên yêu cầu hoặc do Cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo quyết định điều tra của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

  1. Cơ sở pháp lý để áp dụng biện pháp tự vệ

Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam.

Nghị định số 150/2003/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam.

  1. Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ

Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu khi có những điều kiện sau:

(1) Khối lượng hàng hoá nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng hàng hoá tương tự hoặc các hàng hoá cạnh tranh trực tiếp do những diễn biến bất ngờ.

(2) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa bị thiệt hại nghiêm trọng.

(3) Có bằng chứng rõ ràng về việc gia tăng nhanh chóng khối lượng hàng hoá nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong nước.

  1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ

Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ được lập thành 2 phiên bản: phiên bản lưu hành công khai và phiên bản lưu hành hạn chế, bao gồm:

(1) Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ;

(2) Những tài liệu và thông tin liên quan khác mà Người yêu cầu cho là cần thiết.

  1. Những yêu cầu cơ bản đối với Hồ sơ
  • Hồ sơ cần được chuẩn bị một cách đầy đủ theo từng mục của mẫu này.

     

  • Người yêu cầu phải đảm bảo tính chính xác và tính hợp lệ của các thông tin và tài liệu được cung cấp trong Hồ sơ.

  • Phương pháp tính toán và nguồn thông tin, số liệu phải được chỉ rõ, kèm theo ghi chú về thời hiệu của thông tin, số liệu đó.

  • Các giá trị bằng ngoại tệ phải được quy đổi sang tiền Việt Nam. Tỷ giá quy đổi và thời điểm quy đổi phải được chỉ rõ.

  1. Bổ sung Hồ sơ

Trong vòng mười lăm ngày kể từ ngày nhận Hồ sơ, nếu nhận thấy Hồ sơ không có đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 12, Pháp lệnh về tự vệ, Cục QLCT phải thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu bổ sung thông tin.

  1. Bảo mật thông tin

Cục QLCT có trách nhiệm giữ bí mật thông tin theo quy định tại Điều 9 Nghị định 150/2003/NĐ-CP.

Các bên liên quan đến quá trình điều tra có thể tiếp cận các thông tin đã cung cấp cho Cục QLCT trừ thông tin mật theo Điều 9 Nghị định 150/2003/NĐ-CP.

Cục QLCT phải bảo mật các thông tin đưa ra trong hồ sơ. Để các bên liên quan trong cuộc điều tra có thể bảo vệ quyền lợi của họ, bản lưu hành công khai phải được nộp cùng lúc với bản lưu hành hạn chế. Bản lưu hành công khai phải có đủ thông tin chi tiết cần thiết để có thể hiểu được bản chất của thông tin trong bản lưu hành hạn chế. Trong trường hợp ngoại lệ, khi thông tin trong hồ sơ không thể tóm tắt được thì bên yêu cầu phải chỉ rõ lý do vì sao không thể tóm tắt được những thông tin đó.

Bản lưu hành công khai cần chỉ ra các xu hướng và/hoặc các cấp độ mà dữ liệu bảo mật thể hiện bằng việc sử dụng các chỉ số:

Bản lưu hành hạn chế

Năm 1994 1995 1996
Khối lượng hàng bán ra (đơn vị tấn) 25.000 23.750 19.700

Bản lưu hành công khai

Năm 1994 1995 1996
Khối lượng hàng bán ra (đơn vị tấn) 100 95 78.8

 

  1. Xem xét Hồ sơ

Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ hợp lệ và hoàn chỉnh theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh về tự vệ, Cục QLCT sẽ thẩm định Hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ra quyết định điều tra.

  1. Địa chỉ liên hệ

Hồ sơ cùng các tài liệu, bằng chứng liên quan (gồm mười (10) bản lưu hành công khai và năm (05) bản lưu hành hạn chế) phải được nộp tại:

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH – BỘ CÔNG THƯƠNG

Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: (84 4) 2220 5002

Fax: (84 4) 2220 5003

Email: qlct@moit.gov.vn

 

 

 

PHẦN A – NHỮNG THÔNG TIN CHUNG

A1. Đề nghị cung cấp tên, địa chỉ thư tín, địa chỉ làm việc, số điện thoại, số fax (bao gồm cả mã quốc gia) và địa chỉ thư điện tử của Công ty:

Tên Công ty: ……………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………………….

Fax: ………………………………………………………………………………………………………………………………..

Email: ………………………………………………………………………………………………………………………………

Website: …………………………………………………………………………………………………………………………..

A2. Điền tên, số điện thoại và vị trí công tác của người liên lạc:

Tên: …………………………………………………………………………………………………………………………………

Chức danh: ……………………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại liên lạc trực tiếp: ………………………………………………………………………………………………

Số fax trực tiếp: …………………………………………………………………………………………………………………

Email: ………………………………………………………………………………………………………………………………

A3. Ghi chính xác địa chỉ các địa điểm sản xuất của Công ty.

A4. Cung cấp sơ đồ về cơ cấu tổ chức của Công ty và chỉ rõ tỷ lệ vốn do các cá nhân và công ty khác nắm giữ, phải nêu cụ thể tất cả các cổ đông nắm giữ trên 5% vốn của Công ty.

A5. Nêu rõ loại hình Công ty, ví dụ Công ty nhà nước, Công ty tư nhân hay Tập đoàn khép kín v.v…

A6. Trình bày tóm tắt các thoả thuận về nhượng quyền thương mại, sản xuất, li-xăng, bí quyết sản xuất, công nghệ và phân phối có liên quan đến đầu vào, quá trình sản xuất và đầu ra của những hàng hoá thuộc đối tượng điều tra.

A7. Công ty có chỉ định người tư vấn, đại diện pháp lý hoặc đại diện khác để hỗ trợ Công ty trong Hồ sơ và/hoặc trong quá trình điều tra?

Có/Không

Nếu câu trả lời là có, hãy gửi kèm theo bản sao thư ủy quyền và nêu rõ phạm vi, thời hạn ủy quyền.

 

PHẦN B – NGÀNH SẢN XUẤT TRONG NƯỚC

B1. Nếu tổ chức đại diện nộp đơn, hãy cung cấp đầy đủ những thông tin sau:

(a)     Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử và chức danh của những người trong tổ chức đại diện nêu trên để liên lạc:

Tên của tổ chức: ………………………………………………………………………………………………………………..

Tên của người liên lạc: ………………………………………………………………………………………………………..

Chức danh: ……………………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ nhận thư: ………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ làm việc: …………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………………….

Fax: ………………………………………………………………………………………………………………………………..

Email: ………………………………………………………………………………………………………………………………

(b)     Tên của các nhà sản xuất của ngành sản xuất trong nước là thành viên của tổ chức đó (cung cấp tên công ty, địa chỉ nhận thư, địa chỉ làm việc, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số fax và tên của những người liên lạc).

B2. Tên của các nhà sản xuất thuộc ngành sản xuất trong nước có liên quan (cung cấp tên doanh nghiệp, địa chỉ nhận thư, địa chỉ làm việc, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số fax và tên của những người liên lạc).

B3. Pháp lệnh về tự vệ quy định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ phải đáp ứng được điều kiện tổng khối lượng của các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện chiếm tối thiểu 25% tổng sản lượng của toàn ngành và đại diện ít nhất 50% tổng khối lượng của nhóm các nhà sản xuất thể hiện quan điểm về vụ việc này.

Cục QLCT không chấp nhận yêu cầu điều tra nêu trong Hồ sơ nếu không có sự ủng hộ trên. Những văn bản thể hiện sự ủng hộ hay phản đối việc nộp Hồ sơ phải được gửi kèm theo Hồ sơ. Nêu rõ các ý kiến ủng hộ hay phản đối của ngành sản xuất đó đối với việc nộp Hồ sơ theo mẫu sau:

 

 

Tư cách khởi kiện của ngành sản xuất trong nước

 

(Tổng lượng hàng hoá tương tự được sản xuất trong nước trong vòng 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ)

Nhà sản xuất Lượng sản xuất

 

-Ủng hộ việc nộp Hồ sơ

Lượng sản xuất

 

– Phản đối việc nộp Hồ sơ

Lượng sản xuất

 

– Trung lập

Tên Công ty      
Các nhà sản xuất khác

 

1.

2.

3.

     
Tổng số      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN C – HÀNG HOÁ

C1. Hàng hoá nhập khẩu (thuộc đối tượng điều tra)

Chú ý: Nếu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra từ 2 loại trở lên khi điền vào mẫu Hồ sơ thì thông tin về mỗi loại hàng hoá phải được trình bày riêng biệt.

C1.1. Mô tả hàng hoá nhập khẩu theo các chi tiết sau:

(a)     Mô tả tính chất chi tiết

–          Tên khoa học

–          Tên thông thường và

–          Tên thương mại

(b)     Nguyên liệu thô/thành phần/nguyên liệu đầu vào được sử dụng

(c)     Sản lượng/Quy trình sản xuất được sử dụng (nếu biết)

(d)     Đặc tính kỹ thuật (nếu biết)

(e)     Ứng dụng/Sử dụng

(f)       Các đối tượng sử dụng

Làm rõ mô tả trên bằng các bản danh mục, sách giới thiệu và các tài liệu khác hoặc sản phẩm mẫu.

C1.2. Hãy liệt kê chi tiết các điểm khác biệt giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất tại Việt Nam.

C1.3. Phân loại hải quan

Đề nghị cung cấp các thông tin sau:

Phân nhóm thuế Mô tả Đơn vị tính Mức thuế hải quan Mã số hàng hóa được giảm giá Mô tả việc giảm giá
           

 

 

 

 

 

C2. Hàng hoá tương tự

Trong trường hợp biện pháp tự vệ được yêu cầu áp dụng đối với từ 02 hàng hoá trở lên thì mỗi loại hàng hoá cần nộp riêng các thông tin dưới đây. Trường hợp Hồ sơ nộp đề cập đến nhiều loại hàng hoá khác nhau như: giày, lốp xe ô tô, bộ ngắt điện, v.v… hãy lựa chọn mẫu để điều tra và cần phải chỉ rõ cơ sở chọn mẫu.

C2.1. Mô tả hàng hoá do Công ty sản xuất (đề nghị đính kèm theo ảnh hoặc sách giới thiệu)

(a)     Mô tả chi tiết

–          Tên khoa học (nếu có)

–          Tên thông thường và

–          Tên thương mại

(b)     Nguyên liệu thô/thành phần/nguyên liệu đầu vào được sử dụng

(c)     Sản lượng/Quy trình sản xuất được sử dụng (nếu biết)

(d)     Đặc tính kỹ thuật (nếu biết)

(e)     Ứng dụng/Sử dụng

(f)       Các đối tượng sử dụng

Làm rõ mô tả trên bằng các bản danh mục, sách giới thiệu và các tài liệu khác hoặc sản phẩm mẫu.

C2.2. Các tiêu chuẩn/đặc điểm theo quy định pháp luật hoặc các tiêu chuẩn/đặc điểm kỹ thuật khác

Nêu cụ thể các tiêu chuẩn/đặc điểm kỹ thuật áp dụng cho hàng hoá thuộc đối tượng điều tra ở Việt Nam được quy định trong các văn bản pháp luật Việt Nam hoặc các văn bản khác.

 

PHẦN D – CÁC BÊN LIÊN QUAN KHÁC

Đề nghị cung cấp tên, địa chỉ nhận thư, địa chỉ làm việc, số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử của:

(a)     Các nhà sản xuất hàng hoá (thuộc đối tượng điều tra) xuất khẩu vào Việt Nam.

(b)     Các nhà xuất khẩu vào Việt Nam; và

(c)     Nhà nhập khẩu Việt Nam nhập khẩu hàng hoá từ các quốc gia nêu trên.

 

PHẦN E – THIỆT HẠI NGHIÊM TRỌNG

Trước khi tiến hành điều tra về tự vệ, Cục QLCT cần có đủ các bằng chứng về sự gia tăng của hàng hoá nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Để xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước, Cục QLCT sẽ xem xét các vấn đề sau:

(a)     Tỷ lệ và khối lượng gia tăng nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra

(b)     Có hay không sự thay đổi đáng kể trong hoạt động của ngành sản xuất Việt Nam liên quan đến các yếu tố thiệt hại có thể sau:

(i) khối lượng hàng hoá bán ra;

(ii) lãi/lỗ;

(iii) sản lượng;

(iv) thị phần;

(v) năng suất;

(vi) công suất sử dụng;

(vii) việc làm; và

(viii) các yếu tố liên quan khác do Cục QLCT xem xét.

Thông tin được yêu cầu chỉ liên quan tới hàng hoá của Việt Nam chịu ảnh hưởng, đó là hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá thuộc đối tượng điều tra. Trong trường hợp các thông tin sẵn có không cho phép xác định một cách riêng biệt hàng hoá thuộc đối tượng điều tra, thông tin được đưa ra phải gắn với nhóm hàng hoá có thể xác định được trong phạm vi hẹp nhất, bao gồm các hàng hoá của Việt Nam, tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá thuộc đối tượng điều tra.

E1. Thông tin chung

E1.1. Cung cấp biểu đồ các kênh tiếp thị/phân phối hàng hoá thuộc đối tượng điều tra nêu trong Hồ sơ và tỷ lệ phần trăm của từng kênh phân phối.

E1.2. Cung cấp thông tin đầy đủ về các điều khoản và điều kiện bán hàng, giá bán đối với từng nhóm khách hàng, ví dụ như: nhà bán buôn, nhà bán lẻ, nhà sản xuất nhánh dưới (sử dụng sản phẩm của Công ty làm yếu tố đầu vào), v.v… Gửi kèm bản sao các điều khoản và điều kiện chuẩn của Công ty.

E1.3. Nêu các lý do và cơ sở phân loại khách hàng.

E1.4. Liệt kê các thay đổi cơ bản trong vòng 3 năm gần đây nhất khi trả lời những câu hỏi nêu trên.

E2. Thông tin tài chính

E2.1. Hãy cho biết kỳ kế toán của Công ty?

E2.2. Cung cấp bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán bao gồm các báo cáo chi tiết về sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận và thua lỗ trong 3 năm gần đây nhất. Nếu các bản báo cáo theo quy định pháp luật không bao gồm những thông tin chi tiết về các tài khoản/bảng biểu, hãy cung cấp riêng những thông tin này.

E2.3. Cung cấp bản sao các sổ sách kế toán quản lý cho đến thời điểm hiện tại, bao gồm các tài khoản chi tiết về sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận và thua lỗ trong khoảng thời gian từ khi kết thúc năm tài chính trước cho đến thời điểm cuối tháng gần nhất. Cung cấp thêm các bảng biểu bổ sung nếu các bảng này không nằm trong tài liệu kế toán đã công bố.

E2.4. Cung cấp bản phân tích riêng biệt về doanh số bán hàng và lợi nhuận (trước thuế) của tất cả danh mục hàng hoá do Công ty sản xuất, bao gồm cả phân tích tỷ lệ phần trăm. Để đảm bảo việc thẩm tra, Công ty phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến hàng hóa tương tự của Công ty.

Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải được phân tích theo từng bộ phận của Công ty, chi tiết hoá hàng hoá thuộc đối tượng điều tra như là một hoạt động độc lập. Phạm vi phân tích bao gồm 3 năm tài chính trước đó và kỳ kế toán gần đây nhất (tính đến thời điểm hiện tại). Nếu những thông tin yêu cầu không có trong cơ sở dữ liệu tài chính của Công ty, hãy trao đổi với các cán bộ của Cục QLCT.

E3. Hàng hoá nhập khẩu

Đề nghị cung cấp các thông tin về hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra trong 3 năm gần nhất và trong các tháng của giai đoạn tiếp theo sau 3 năm đó.

E3.1. Số liệu nhập khẩu theo năm

Lượng và giá trị hàng hoá nhập khẩu mỗi năm (Ghi rõ đơn vị tính)

  Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Lượng          
Giá trị          
Đơn giá trung bình          

E3.2. Số liệu nhập khẩu theo tháng

Cung cấp bản số liệu về lượng, giá trị hàng tháng và đơn giá của hàng hoá nhập khẩu trong vòng 18 tháng liên tiếp gần nhất.

E3.3. Hàng hoá do Công ty nhập khẩu

Cung cấp các thông tin sau về hàng hoá do Công ty nhập khẩu

  Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Lượng          
Giá trị          
Đơn giá trung bình          

Nêu lý do nhập khẩu hàng hoá

E4. Những tác động tới giá ở Việt Nam

E4.1. Chênh lệch giá thực tế

E4.1.1. Chênh lệch giá thực tế

Chênh lệch giá thực tế là mức giá của hàng hoá nhập khẩu thấp hơn mức giá của hàng hoá tương tự của Việt Nam. Mức giá này có thể so sánh được ở cùng cấp độ thương mại và các điều khoản thương mại tương tự, thông thường là ở mức giá bán tại xưởng ở Việt Nam so sánh với chi phí của hàng hoá nhập khẩu.

Cung cấp các thông tin về đơn giá hàng hoá của Công ty và đơn giá hàng hoá nhập khẩu (cung cấp thông tin riêng theo từng quốc gia bị cáo buộc).

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Đơn giá bán của Công ty          
Chi phí bình quân của hàng hoá nhập khẩu (bao gồm thuế)          
Chênh lệch giá thực tế theo mỗi đơn vị          
Tỷ lệ chênh lệch (%)          

Tỷ lệ phần trăm chênh lệch giá thực tế thể hiện mức chênh lệch giá theo tỷ lệ phần trăm của mức giá của Công ty.

Hãy chỉ ra cấp độ thương mại và điều kiện bán hàng đối với hàng hoá của công ty và hàng nhập khẩu, nghĩa là: giao tại xưởng/giao tại nơi được chỉ định, điều khoản thanh toán, nhà phân phối/bán buôn/bán lẻ.

E4.1.2. Căn cứ vào các thông tin nêu trên, đề nghị Công ty đưa ra ý kiến của mình. Chứng minh yếu tố này có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng (nếu các thông tin nêu trên không hỗ trợ cho lập luận của Công ty, Công ty phải cung cấp các bằng chứng khác để chứng minh).

E4.2. Kìm giá và ép giá

E4.2.1. Ép giá là việc mà ngành sản xuất trong nước buộc phải giảm giá bán của mình, ví dụ việc ép giá diễn ra khi có suy giảm tuyệt đối về giá.

Kìm giá diễn ra khi ngành sản xuất trong nước không có khả năng tăng giá cùng với việc tăng các chi phí, nghĩa là khi có sự suy giảm tương đối về giá.

Hãy cung cấp các thông tin liên quan đến đơn giá bán bình quân tại xưởng:

 

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Đơn giá bán của Công ty          
Chi phí sản xuất của Công ty          
Tổng chi phí (bao gồm cả chi phí bán hàng, chi phí chung và chi phí quản lý)          
Giá bán tại xưởng của Công ty          
Tỷ lệ phần trăm tổng chi phí trên giá bán          

E4.2.2. Nếu chi phí và mức giá của Công ty thay đổi đáng kể trong 18 tháng gần nhất, hãy cung cấp thêm những thông tin đã đề cập trên theo cơ sở hàng tháng hoặc hàng quý.

E4.2.3. Hãy chỉ ra các yếu tố khác (không được đề cập trong bảng trên) làm giảm giá bán hàng tại xưởng, ví dụ thời hạn thanh toán kéo dài, các đợt giảm giá cuối năm, hàng tồn kho bổ sung, v.v…

E4.3. Tính toán chi phí

E4.3.1. Hãy cung cấp cách thức xây dựng chi phí theo mẫu dưới đây. Trong trường hợp sổ sách kế toán quản lý không cho phép tính toán các yếu tố chi phí cụ thể theo bảng sau, hãy cung cấp các thông tin sẵn có, càng chi tiết càng tốt.

  Hàng hoá thuộc đối tượng điều tra Tất cả hàng hoá khác Tổng chi phí của Công ty
1. Chi phí trực tiếp:

 

Nguyên vật liệu

– Nhập khẩu

– Nội địa

Tái chế *

Thành phần *

– Nhập khẩu

– Nội địa

Chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí liên quan

Trang bị lại *

Năng lượng và nhiên liệu

Các loại tiền bản quyền, v.v…

Tổng chi phí biến đổi *

Chi phí khác *

Cung cấp các phân tích chi phí riêng biệt cho mỗi loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra theo mẫu này.

 

Chú ý: Các dữ liệu về chi phí phải tương thích với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

   
2. Tổng chi phí cố định:

 

Nhân công trực tiếp

Thiết bị *

Sửa chữa và bảo dưỡng

Phí và bảo hiểm

Nghiên cứu và phát triển

Khấu hao nhà xưởng

Chi phí khác *

     
3. Tổng chi phí sản xuất      
4. Lợi nhuận kinh doanh      
5. Chi phí lưu kho      
6. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý:

 

Chi phí quản lý:

– Tiền lương và tiền công

– Thuê (văn phòng, nhà xưởng,…)

– Phí và bảo hiểm

– Khấu hao

– Chi phí khác *

Chi phí bán hàng

– Lương của nhân viên bán hàng

– Quảng cáo

– Bảo hành  và bảo đảm

– Nhà kho

– Chi phí khác *

Chi phí khác *

     
7. Tổng chi phí      
8. Lợi nhuận, v.v…

 

Trợ cấp

Lợi nhuận bán hàng

     
9. Giá bán hàng (danh mục)      
10. Chiết khấu, v.v…

 

Chiết khấu

Chiết khấu thanh toán

Giảm giá

     
11. Giá ròng tại xưởng      
12. Chi phí phân phối *      
13. Giá giao hàng ròng      

Cung cấp hoá đơn nguyên vật liệu hoàn chỉnh, ghi rõ chi phí và lượng từng loại nguyên vật liệu hoặc thành phần.

  • Cung cấp chi tiết theo từng khoản mục.

Ghi rõ lượng sản xuất là cơ sở để tính toán các chi phí và giá cả nêu trên.

Các yếu tố cấu thành chi phí và giá phải được tính trên cơ sở chi phí trung bình trong giai đoạn điều tra 12 tháng.

E4.3.2. Cung cấp Hoá đơn nguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong nước.

E5. Bán hàng và thị phần của ngành sản xuất trong nước

E5.1. Cung cấp các thông tin dưới đây về lượng hàng hoá bán ra của Công ty tại Việt Nam. Ghi rõ đơn vị tính.

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Lượng hàng bán của Công ty          
Hàng hoá bán ra của các nhà sản xuất trong nước khác          
Tổng lượng hàng hoá của các nhà sản xuất trong nước bán tại Việt Nam          
Lượng hàng nhập khẩu          
Thị phần của Công ty          
Tổng thị phần của các nhà sản xuất trong nước          
Thị phần của hàng hoá nhập khẩu          

E5.2. Cung cấp bản thông tin về lượng, trị giá và đơn giá của hàng hoá nhập khẩu theo quý trong 6 quý liên tục gần nhất.

E5.3. Cho biết các thông tin nêu tại mục E5.1 và E5.2 hỗ trợ cho lập luận của công ty về thiệt hại nghiêm trọng như thế nào.

E5.4. Nếu việc bán hàng hoá đó có tính chất chu kỳ, hãy nêu nhận xét về tính chất đó và cho biết độ dài của chu kỳ và giá của hàng hoá đó trong các giai đoạn lên xuống của chu kỳ.

E6. Suy giảm lợi nhuận thực tế và tiềm năng

E6.1. Cung cấp những thông tin dưới đây liên quan đến lợi nhuận của Công ty đối với hàng hoá thuộc đối tượng điều tra (trong trường hợp không thể cung cấp thông tin một cách riêng biệt đối với hàng hoá thuộc đối tượng điều tra, hãy cho biết nhóm hàng hoá có lợi nhuận và nêu công thức tính toán, nêu rõ chi phí và lợi nhuận được phân bổ như thế nào).

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%)          
Lợi nhuận gộp của Công ty trên mỗi đơn vị hàng hoá          
Lượng hàng bán ra          
Tổng lợi nhuận gộp của Công ty          
Lợi nhuận ròng của Công ty (%)          
Lợi nhuận ròng của Công ty trên mỗi đơn vị hàng hoá          
Lượng hàng bán ra          
Tổng lợi nhuận ròng của Công ty          

E6.2. Bình luận về sự suy giảm thực tế và tiềm năng về lợi nhuận của Công ty.

E7. Sự suy giảm thực tế và tiềm năng về sản lượng

E7.1. Cung cấp những thông tin sau liên quan đến sản lượng thực tế trong vòng 5 năm gần nhất

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Tổng sản lượng hàng hoá thuộc đối tượng điều tra của công ty

 

Sản lượng dành cho tiêu dùng ở Việt Nam của công ty

         
Sản lượng của các nhà sản xuất trong nước khác dành cho tiêu dùng tại Việt Nam          

E7.2. Bình luận về sự suy giảm sản lượng thực tế và tiềm năng, cả về tổng sản lượng và sản lượng dành cho tiêu dùng ở Việt Nam.

E8. Nhân công và năng suất lao động

Cung cấp những thông tin sau liên quan đến năng suất lao động

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Tổng sản lượng          
Số nhân công (Tính riêng lĩnh vực sản xuất)          
Số lượng sản phẩm mỗi nhân công          
Tổng số nhân công          
Tổng đầu tư          
Tỷ lệ sản lượng*          
  • Tỷ lệ sản lượng: giá trị sản lượng so sánh với tổng đầu tư của công ty hoặc ngành sản xuất đó.

E9. Sự suy giảm thực tế và tiềm năng trong công suất và công suất sử dụng

E9.1. Cung cấp những thông tin yêu cầu dưới đây về sự suy giảm thực tế và tiềm năng trong công suất và công suất sử dụng đối với hàng hoá thuộc đối tượng điều tra. Ghi rõ đơn vị tính.

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Công suất của Công ty (đơn vị)          
Sản lượng thực tế của Công ty          
Công suất sử dụng của Công ty (%)          
Sản lượng còn lại của Việt Nam          
Công suất còn lại của Việt Nam          
Công suất sử dụng còn lại của Việt Nam (%)          

E9.2. Hãy cho biết Công ty có thể tăng công suất sản xuất mà không phải đầu tư thêm về máy móc, thiết bị và nhà xưởng hay không, nêu rõ phương pháp (ví dụ làm thêm ca, giờ hoặc các đơn vị lao động, v.v…) và mức gia tăng có thể về mặt lượng.

E10. Các thông tin khác về thiệt hại

Đề nghị cung cấp các thông tin khác về thiệt hại và chưa được đề cập trong các câu hỏi trên.

 

PHẦN F – ĐE DỌA GÂY THIỆT HẠI NGHIÊM TRỌNG

Lưu ý: Không nhất thiết phải trả lời mục này nếu Công ty có thể chứng minh được thiệt hại nghiêm trọng thực tế. Mọi lập luận về đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng phải dựa trên những bằng chứng cụ thể chứ không chỉ đơn thuần là phỏng đoán.

F1. Cho biết thông tin chi tiết về công suất có thể được sử dụng hoặc khả năng gia tăng công suất đáng kể của nhà xuất khẩu.

F2. Chứng minh sự gia tăng đáng kể hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

F3. Hãy cho biết mức giá hàng hoá thuộc đối tượng điều tra được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam có tác động đến việc ép giá hoặc kìm giá một cách đáng kể đối với các mức giá ở trong nước và có thể làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu hay không. Hãy chứng minh.

F4. Hãy cung cấp những thông tin khác có liên quan đến lập luận của Công ty về khả năng trước mắt hàng hoá nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

 

PHẦN G – QUAN HỆ NHÂN QUẢ

Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra và thiệt hại nghiêm trọng, Cục QLCT xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa nêu trên và các yếu tố khác mà những yếu tố này có thể góp phần gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước.

G1. Hãy nêu các lý do mà Công ty cho rằng hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đo dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

G2. Hãy so sánh giá bán hàng hóa thực tế tại xưởng của công ty và tổng chi phí thực tế của hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra trong 3 năm tài chính gần nhất, và chỉ ra giá thực tế hàng hoá của công ty khi chưa bị kìm giá.

G3. Cho biết thông tin chi tiết về việc ép giá đối với giá bán hàng hóa tại xưởng của công ty để có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu (chỉ ra sự ép giá, các điều khoản thanh toán được gia hạn hoặc các khoản chiết khấu thấp hơn,…)

G4. Cho biết thông tin chi tiết về việc kìm giá đối với giá bán hàng hoá tại xưởng của công ty để có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Nêu các yếu tố như các khoản gia tăng chi phí đầu vào bắt buộc có ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ công ty.

G4.1. Hãy cho biết ý kiến của các khách hàng của công ty về:

(a)     Chất lượng hàng hoá của công ty;

(b)     Thời hạn giao hàng của công ty;

(c)     Dịch vụ của công ty; và

(d)     Các dịch vụ sau bán hàng của công ty như bảo trì, bảo hành và chỉ dẫn kỹ thuật cho khách hàng.

Hãy giải thích chi tiết các vấn đề đã nêu trên

G4.2. Hãy nêu tình hình lực lượng lao động của công ty và thái độ của họ đối với Công ty, hãy cho biết cách thức tiến hành đàm phán lương.

G4.3. Có bất kỳ cuộc đình công, lãn công hay đóng cửa nhà máy xảy ra trong thời gian 12 tháng qua hay không? Nếu có, hãy nêu chi tiết.

G4.4. Có sự giảm cầu đối với hàng hoá của công ty hay có sự that đổi về cách thức tiêu  thụ hay không? Nếu có, hãy nêu chi tiết.

G4.5. Hãy nêu những bước phát triển công nghệ đã được thực hiện kể từ khi công ty nâng cấp quy trình sản xuất gần đây nhất.

G4.6. Hãy bình luận về năng suất của công ty tương quan so sánh với năng suất của các nhà xuất khẩu.

 

 

PHẦN H – KẾT LUẬN

Phần kết luận của Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ có thể nhắc lại những bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của việc gia tăng đột biến hàng nhập khẩu, thiệt hại nghiêm trọng và mối quan hệ nhân quả giữa chúng mà Người yêu cầu cho là đầy đủ để tiến hành cuộc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ.

Ngoài ra tại phần kết luận của Hồ sơ, Người yêu cầu phải đề xuất Cục QLCT tiến hành điều tra các lập luận được nêu trong Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ. Người yêu cầu phải có yêu cầu cụ thể về việc áp dụng các biện pháp tạm thời (thời hạn áp dụng, giai đoạn áp dụng, thuế suất/hạn ngạch của các biện pháp tự vệ tạm thời).

 

CAM KẾT

Chúng tôi đảm bảo rằng thông tin cung cấp trong Hồ sơ là chính xác, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của những thông tin đã nêu.

Đại diện ngành sản xuất trong nước

 

 

___________                                               __________________________

Ngày                                                         Chữ ký của người có thẩm quyền

 


Tên và chức danh của người có thẩm quyền (có hiệu lực)

 

 

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191