Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam có vai trò như thế nào
Tôi thấy có tổ chức tên là Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, nhưng lại chưa thấy có vụ việc gì mà hiệp hội này tham gia vào bảo vệ khách hàng hay là chính các ngân hàng, tôi thắc mắc hiệp hội này có ý nghĩa gì và vì sao lại được thành lập ra, vậy mong các anh chị giải đáp cho tôi chút kiến thức này, tôi cảm ơn
Luật sư Tư vấn Luật hành chính – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 18 tháng 07 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Vai trò của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam
- Luật quy định quyền lập Hội năm 1957
3./ Luật sư tư vấn
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 247/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 131/TCCP của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) công nhận Điều lệ Hiệp hội Ngân hàng (HHNH) Việt Nam; Quyết định số 43/2003/QĐ-BNV, ngày 1 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của HHNH Việt Nam.
Theo Điều lệ sửa đổi, bổ sung năm 2003 của HHNH, HHNH ra đời với mục đích, phạm vi hoạt động sau:
(1) Đại diện cho Hội viên trong mối quan hệ đối nội và đối ngoại có liên quan đến hoạt động ngân hàng và của Hiệp hội;
(2) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên và của Hiệp hội;
(3) Tuyên truyền, vận động Hội viên nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng;
(4) Phổ biến, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ ngân hàng;
(5) Cung cấp thông tin cần thiết cho Hội viên và được phép xuất bản sách, báo, tạp chí chuyên ngành ngân hàng theo quy định của pháp luật; thông tin tuyên truyền, phổ biến mục đích của Hiệp hội Ngân hàng và hoạt động ngân hàng trong và ngoài nước;
(6) Tham gia xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến ngân hàng, phản ánh nguyện vọng, đề xuất của Hội viên và kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề có liên quan đến sự phát triển hoạt động ngân hàng, quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên. Phối hợp với tổ chức, cơ quan có liên quan nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Hiệp hội;
(7) Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng theo đề nghị của tổ chức và cá nhân;
(8) Hoà giải tranh chấp giữa các Hội viên;
(9) Được tạo nguồn kinh phí, trên cơ sở hội phí của Hội viên và các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, theo quy định của pháp luật;
(10) Hợp tác, gia nhập làm Hội viên của các Hội quốc tế, khu vực, các nước và các tổ chức tài chính – tiền tệ thuộc lĩnh vực ngân hàng, theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức tín dụng và các tổ chức của Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và hoạt động tại Việt Nam; Các tổ chức tín dụng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Các tổ chức quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng hoạt động tại Việt Nam đồng ý với Điều lệ của HHNH và có nhu cầu gia nhập thì phải thực hiện thủ tục đăng ký để trở thành Hội viên của HHNH. Hội viên sẽ được bảo vệ quyền và lợi ích trong các trường hợp mà Điều lệ HHNH quy định.
Như vậy, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được thành lập với vai trò, mục tiêu nêu trên.
Với những tư vấn về câu hỏi Hiệp hội ngân hàng Việt Nam có vai trò như thế nào, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.