Hành vi có phạm tội xâm phạm chỗ ở của người khác không?

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Hành vi có phạm tội xâm phạm chỗ ở của người khác không?

Vào khoảng 00 giờ 30 phút ngày 24/4/2018 Nguyễn Văn A, sn 1980 đến nhà chị Nguyễn Thị B tìm chị B để giải quyết việc mâu thuẫn cá nhân. khi đến nơi nhà chị Nguyễn Thị B đóng cửa, trong nhà chỉ có 2 đứa con sinh năm 2003 và 2009. Nguyễn Văn A đã dùng tay giật bung cánh cửa chính nhà chị B (cửa chính khóa). Sau khi giật bung cánh cửa chính, A vào trong nhà bật điện sáng lên rồi vào phòng tìm chị B nhưng không thấy. A đi lên tầng 2 tìm nhưng vẫn không thấy chị B. Sau đó A đi xuống tầng 1 thấy cửa phòng ngủ phía sau khóa. A đã dùng tay giật bung cánh cửa rồi đi vào trong phòng tìm chị B nhưng chỉ thấy 2 đứa con. A hỏi mẹ mày đi đâu rồi, 2 đứa con không trả lời nên A đi ra về.
Xin hỏi hành vi như vậy đã cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo điều 158 BLHS năm 2015 chưa?


Luật sư Tư vấn Bộ luật Hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 28 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

3./ Luật sư tư vấn

Hiến pháp Việt Nam quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”, quyền này được pháp luật bảo vệ bằng các cơ chế khác nhau như phạt hành chính thậm chí là phạt hình sự với những cá nhân có hành vi này. Tuy nhiên, do tính chất nghiêm trọng của tội phạm nên chỉ những cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác trong những trường hợp nhất định mới phải gánh chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 158 Bộ luật Hình sự quy định:

“1.Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a)Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; 
b)Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; 
c)Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; 
d)Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác. …

3.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo đó, người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này khi thực hiện hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác (vào chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của người này) thuộc một trong các trường hợp nhất định mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, các trường hợp đó là:

-Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác. Tức là người thực hiện hành vi khám xét không phải là người có thẩm quyền trong việc khám xét chỗ ở theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở không được thực hiện theo những thủ tục  mà pháp luật quy định. Hành vi khám xét có thể được thực hiện bằng hành vi lục soát, tìm kiếm những gì mà người khám xét có ý định tìm kiếm trong phạm vi chỗ ở của người khác, đó có thể là người hoặc vật.

-“Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ” được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc gây sức ép về mặt tinh thần hoặc dùng các thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của người này.

-“Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ” hành vi này có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như dùng thủ đoạn gian dối hoặc các thủ đoạn trái pháp luật khác lừa chủ nhà và gia đình họ rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ, không cho người này, gia đình họ hoặc người quản lý hợp pháp chỗ ở vào chỗ ở của họ.

-“Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác”. Hành vi này được hiểu là hành vi tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không có sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp nhằm mục đích tranh giành một phần diện tích nhà ở.

Các hành vi trên khi được thực hiện sẽ gây hậu quả là tác động trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác. Nên khi người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm chỗ ở theo mô tả trên (không cần đạt được mục đích) là đã thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm.

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là tội được thực hiện với lỗi cố ý.

Tuy nhiên, việc đáp ứng các dấu hiệu này không đảm bảo việc người có hành vi là tội phạm, đây chỉ là căn cứ để cơ quan chức năng điều tra, truy tố, xét xử hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác. Việc người này có phạm tội hay không chỉ được quyết định khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, dựa trên những gì bạn đưa ra thì hành vi của Nguyễn Văn A đã thỏa mãn các dấu hiệu của tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự.

Với những tư vấn về câu hỏi Hành vi có phạm tội xâm phạm chỗ ở của người khác không?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191