Câu hỏi của khách hàng: Ông bà mất không có di chúc làm sao để bảo vệ quyền lợi của mình
– Các luật sư xin cho tôi hỏi:
– Trước năm 1945 gia đình ông( bà) tôi là địa chủ, sau giải phóng nhà nước chia còn lại là 3 mẫu( ở Nha trang), vì mẹ tôi theo chị vào Ninh Thuận lập nghiệp nên trong quá trình chia tài sản mẹ tôi không thể có mặt, ông ( bà) tôi qua đời không có di chúc, người con cả tự ý chiếm 3/4 số đất, nay mẹ tôi muốn lấy lại phần đất của mình liệu có được không?
– Xin cảm ơn!
Luật sư Tư vấn Bộ luật Dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 05/10/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Giải quyết tranh chấp về việc chia di sản thừa kế
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
3./ Luật sư trả lời Ông bà mất không có di chúc làm sao để bảo vệ quyền lợi của mình
Theo quy định của pháp luật dân sự thì một người có quyền để lại di chúc đinh đoạt số tài sản mà mình hiện đang có sau khi mình chết, kèm theo đó là quyền thừa kế của cá nhân theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người để lại di sản không có di chúc thì số di sản đó sẽ được chia theo pháp luật và được chia như sau:
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1.Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a)Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Theo đó, các con của người chết đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và sẽ được hưởng một phần di sản theo quy định của pháp luật. Phần di sản được hưởng của mỗi người trong trường hợp này là như nhau.
Trong trường hợp bạn đưa ra, do ông, bà của bạn trước khi mất không để lại di chúc nên số di sản đó phải được chia thành các phần bằng nhau và chia cho những người thừa kế theo pháp luật, theo trình bày của bạn thì người thừa kế theo pháp luật ở đây là mẹ bạn, và bác của bạn (cùng các anh, chị, em ruột của mẹ bạn nếu có).
Giả thiết đặt ra khi chỉ có mẹ bạn và bác bạn là người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp này, mẹ bạn và bác cả, mối người sẽ được hưởng một nửa di sản mà ông bà bạn để lại.
Tuy nhiên, do khi chia di sản thừa kế, mẹ bạn không có mặt nên bác của bạn đã tự ý chiếm 3/4 số đất mà ông bà bạn để lại (ở đây được hiểu là 3/4 số di sản), do đó, việc phân chia di sản trong trường hợp này là vi phạm quy định của pháp luật (vì chưa qua thỏa thuận của những người thừa kế). Do đó, khi có tranh chấp, căn cứ vào Khoản 5 Điều 26 Bộ luật Dân sự:
“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
… 5. Tranh chấp về thừa kế tài sản. …”
Mẹ bạn có quyền yêu cầu Tòa án phân chia lại di sản theo quy định của pháp luật, tức đòi lại phần di sản mà bác của bạn đã chiếm của mẹ bạn.
Tuy nhiên, khi bác bạn chiếm số di sản trên, mẹ bạn được coi là phải biết về việc này nên bạn phải xem xét đến yếu tố thời hiệu của việc khởi kiện. Căn cứ Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự:
“Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1.Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó ….”
Vậy, nếu việc mở thừa kế đã được thực hiện cách đây hơn 30 năm thì khi mẹ bạn khởi kiện yêu cầu chia di sản, bác của bạn có thể yêu cầu Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu để Tòa án công nhận số di sản này thuộc về bác của bạn. Trong trường hợp còn thời hiệu khởi kiện thì Tòa án sẽ thực hiện việc giải quyết theo quy định của pháp luật. Và khi có bản án, quyết định của Tòa án về việc mẹ bạn được hưởng phần di sản nào, mẹ bạn có quyền xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với số tài sản đó.
Như vậy, trong trường hợp bạn đưa ra, nếu vẫn trong thời hiệu khởi kiện, mẹ bạn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu phân chia di sản của ông bà bạn. Và khi Tòa án giải quyết xong, dựa vào kết quả giải quyết này, mẹ bạn có thể xác lập quyền sở hữu với số di sản nhận được.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.