Để tên thương hiệu mà mình không tự sản xuất thì có vi phạm pháp luật không

Câu hỏi của khách hàng: Để tên thương hiệu mà mình không tự sản xuất thì có vi phạm pháp luật không

Cho em hỏi một tình huống thế này với ạ : 1 shop quần áo có mác trên quần áo của họ là chính tên thương hiệu của họ mà không phải do họ may ra sản phẩm đó thì có vi phạm pháp luật không ạ và chế tài cho tình huống này là thế nào ạ.


Luật sư Tư vấn Luật sở hữu trí tuệ – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 24/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Gắn nhãn hàng hóa đúng quy định

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009

3./ Luật sư trả lời Để tên thương hiệu mà không tự sản xuất sản phẩm thì có vi phạm pháp luật không

Hiện nay pháp luật Việt Nam không có một định nghĩa hay quy định cụ thể nào về thương hiệu. Tuy nhiên, trên thực tế, thương hiệu có thể được hiểu là nhãn hàng hóa. Đó là bản viết, in, vẽ, bản chữ của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, … trực tiếp lên hàng hóa, bao bì sản phẩm hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì sản phẩm.

Nhãn hàng hóa thường được gắn ở vị trí có thể dễ dàng nhận biết của sản phẩm và phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định nếu sản phẩm này được sản xuất, lưu hành tại Việt Nam.

Theo quy định thì nhãn hàng hóa không phải đăng ký với cơ quan nhà nước nhưng phải đáp ứng được những điều kiện của nhãn hàng hóa theo quy định, và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như chỉ dẫn địa lý, cung cấp thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.

Tuy nhiên, nếu nhãn hàng hóa này có xuất hiện “nhãn hiệu” của tổ chức, cá nhân thì chính việc sử dụng nhãn hiệu sẽ phải đáp ứng các điều kiện nhất định để hành vi không bị coi  là hành vi vi phạm pháp luật.

Nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ). Đây là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ. Do đó, việc sử dụng nhãn hiệu trên nhãn hàng hóa phải đảm bảo không xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể sở hữu các quyền với nhãn hiệu đó khi nhãn hiệu là nhãn hiệu được bảo hộ.

Căn cứ Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ:

Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1.Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2.Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Khi đáp ứng các điều kiện trên, chủ thể thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật và được cấp văn bằng bảo hộ. Khi được cấp văn bằng bảo hộ, nhãn hiệu trên sẽ chỉ được sử dụng trên ý chí của chủ thể đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Bên cạnh đó, nếu nhãn hàng hóa của bạn có xuất hiện các thông tin về chỉ dẫn địa lý hay tên thương mại, các thông tin khác về xuất xứ hàng hóa thì bạn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin cũng như việc này phải không xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

Tóm lại, trong trường hợp bạn đưa ra, việc gắn nhãn hàng hóa của doanh nghiệp lên các sản phẩm mà doanh nghiệp này cug cấp (nhưng không phải do chính doanh nghiệp làm ra) có thể là hợp pháp, cũng có thể là không hợp pháp. Việc hợp pháp hay không còn tùy thuộc vào mục đích và những thông tin sử dụng trên nhãn hàng hóa.

Ví dụ như khi doanh nghiệp gắn nhãn hàng hóa là để đảm bảo với người tiêu dùng rằng hàng hóa này đáp ứng những điều kiện mà doanh nghiệp đưa ra, nói cách khác là chất lượng của hàng hóa được doanh nghiệp bảo đảm hay để giới thiệu rằng tại doanh nghiệp có cung cấp hàng hóa loại này thì hành vi của doanh nghiệp hoàn toàn không vi phạm quy định của pháp luật.

Nhưng nếu doanh nghiệp có những hành vi như đưa thông tin sai sự thật lên nhãn hàng hóa, sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ của chủ thể khác mà không được sự đồng ý của người có quyền thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ và hành vi vi phạm cụ thể mà người có hành vi sẽ phải chịu những trách nhiệm nhất định theo quy định.

Như vậy, với những thông tin bạn đưa ra thì không thể khẳng định hành vi gắn nhãn hàng hóa có vi phạm pháp luật hay không. Bạn cần dựa vào hành vi cụ thể, thông tin cụ thể trên nhãn hàng hóa để nhận định hành vi gắn nhãn hàng hóa là đúng hay sai. Nếu hành vi trên là sai thì chắc chắn bên có hành vi sẽ phải chịu những trách nhiệm nhất định.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191