Hành nghề yểm bùa, xem bói bị phạt thế nào?
Làng tôi có vài ông đi tù về, không có công ăn việc làm gì cả, chả hiểu học được ở đâu mấy mánh khóe gạt người, suốt ngày bày chiếu bàn ra để bói toán vẽ bùa, không ít người cả tin đã bị lừa gạt, mất tiền của, mức phạt với hành vi này sẽ là bao nhiêu, tôi muốn viết đơn ra chính quyền để họ xử lý cho hết đám này đi?
Luật sư Tư vấn Hình sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 23 tháng 02 năm 2016
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Hành nghề yểm bùa, xem bói
Nghị định 158/2013/NĐ-CP
Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
3./ Luật sư tư vấn
Theo điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, người có hành vi “Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi” sẽ bị phạt tiền từ tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng đối với những người tổ chức mà không áp dụng đổi với những người tham gia. Vì vậy, nếu vợ bạn cùng một số người đứng ra tổ chức lên đồng, xem bói, gọi hồn… mới bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nói trên.
Các hành vi của ông thầy cúng có thể bị xử phạt như sau:
Xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi “Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 15 nói trên.
Xử phạt hình sự: Ông thầy cúng cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội hành nghề mê tín, dị đoan” theo quy định tại Điều 247 Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) – hiện đang có hiệu lực thi hành. Theo đó:
– Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
– Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Với những tư vấn về câu hỏi Hành nghề yểm bùa, xem bói bị phạt thế nào, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.