Đầu tháng 5/2012, vợ chồng tôi thế chấp 03 chiếc xe khách cho ngân hàng để vay vốn, hợp đồng thế chấp được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Khi tham gia giao thông, dù đủ các giấy tờ và giấy đăng kí xe phô tô có xác nhận của ngân hàng là đang thế chấp nhưng cảnh sát giao thông vẫn phạt vì lý do không có bản chính giấy đăng kí xe. Xin hỏi tôi có quyền yêu cầu ngân hàng đưa lại bản chính giấy đăng kí xe và yêu cầu ngân hàng và cơ quan công chứng bồi thường cho tôi số tiền bị phạt không?
Gửi bởi: lttha1964
Trả lời có tính chất tham khảo
Theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm thì kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực tức là ngày 10/4/2012 thì trong trường hợp tài sản thế chấp phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực. Chính vì vậy, bạn có thể yêu cầu ngân hàng hoàn trả lại cho mình giấy đăng ký ô tô bản chính, đồng thời sửa đổi nội dung này trong hợp đồng thế chấp.
– Tại thời điểm bạn xác lập hợp đồng thế chấp và công chứng hợp đồng này thì Nghị định số 11/2012/NĐ-CP đã có hiệu lực, do việc xác lập hợp đồng là thỏa thuận thống nhất của 2 bên nên ngân hàng sẽ không phải chịu trách nhiệm về điều khoản này mà trách nhiệm thuộc về công chứng viên, họ bắt buộc phải nắm rõ các quy định của pháp luật. Vì vậy, bạn có thể yêu cầu văn phòng công chứng, công chứng viên đã trực tiếp công chứng hợp đồng thế chấp này bồi thường cho mình khoản tiền đã bị phạt.
Các văn bản liên quan:
Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm
Nghị định 163/2006/NĐ-CP Về giao dịch bảo đảm
Trả lời bởi: Chuyên viên pháp lý – Viện Khoa học pháp lý
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.