Kiện khi có tai nạn giao thông gây chết người

Câu hỏi: Kiện khi có tai nạn giao thông gây chết người

Làm ơn giúp với..cha mình bị xe đụng chết.?

Cha mình bị xe máy đụng..đi viện khoản 1tuần thì k qua khỏi.hic.
Còn thanh niên đi xe máy kia thì bị xây xác nhẹ..bj giờ thì đang đi làm bình thường tại an giang.
Lúc cha mình nằm viện..cha mẹ thanh niên đó tới thăm và nói với nội mình là”chúng tôi xjn hổ trợ 7triệu làm chi phí viện phí..các chi phí khác bên mình lo..vì có bảo hiểm xe máy nó lo”.
Mình đi làm ở bình dương..lúc mình hay tin và thu xếp về thì k kịp gặp cha lần cuối nửa..mình nghe kể lại..k bjt ai đúng ai sai..mình tức lắm.
Lúc làm đám tang cha mình..đáng lẻ bên kia phải sang lo tiền hậu sự..thế nhưng cha của thanh niên đó chỉ sang có mặt mà k hề dộng viên ae vs người thân của mình..nói j đến việc lo chi phí hậu sự.
Đến nay đả 1tháng kể từ lúc cha mình chết.thanh niên kia đang đi làm nhởn nhơ mà k bị tạm giam.bên công an huyện thì gọi làm đơn rồi bắt nội vs mình sửa đi sửa lại mải..bj giờ mình gửu tin này đi là lúc mình đang chờ nộp đơn.
Mình phải làm sao…..giúp với.


Kiện khi có tai nạn giao thông gây chết người
Kiện khi có tai nạn giao thông gây chết người
(Ảnh minh họa)

Luật sư Tư vấn Kiện khi có tai nạn giao thông gây chết người – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 25 tháng 09 năm 2017

2./ Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009

3./ Luật sư trả lời

Trước tiên, khi cha của bạn nằm viện, thì bà nội của bạn sẽ là người đại diện theo pháp luật cho cha gia bạn thực hiện khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bởi vì theo khoản 1 Đ584 căn cứ phát sinh trách nghiệm bồi thường thiệt hại được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại áp dụng theo sẽ là 3 năm kể từ ngày bạn và người thân biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

     Theo đó người thanh niên kia phải có nghĩa vụ bồi thường cho gia đình bạn theo Điều 591 thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm trong BLDS 2015 như sau:

“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

Đó là trách nhiệm dân sự đối với người thanh niên kia. Bên cạnh đó người thanh niên đó có thể sẽ phải bị truy cứu về trách nhiệm về hình sự trong trường hợp này theo quy định tại Đ202 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009:

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

 Do đó, người thanh niên gây tai nạn giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng (làm chết người) thì anh ta sẽ phải chịu cả trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Anh ta không có quyền lựa chọn hình thức xử phạt. Khi có bản án của cơ quan Tòa án thì anh ta bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo như quyết định trong bản án.

Việc người thanh niên kia bồi thường cho gia đình 7tr cũng có thể là do đã thỏa thuận với bà nội của bạn, và điều đó rơi vào tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 1 Đ46 của BLHS sửa đổi bổ sung năm 2009: “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”. Tuy nhiên, điều đó không đủ để quy định hình phạt của anh ta được giảm bởi theo  Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật: “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”; và người thanh niên kia cùng gia đình không có biểu hiện của sự hối lỗi.

Nếu cơ quan công an có sự ngăn cản hay gây khó dễ cho việc thực hiện quyền khởi kiện của bạn, bạn có quyền khiếu nại lên cơ quan công an cấp trên, hoặc trực tiếp gửi đơn trình báo tố giác tội phạm lên cơ quan công an cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191