Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Bố mẹ cho con gái đất trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng hay chung?
Bố mẹ tôi cho em gái ruột tôi 1 mảnh đất từ một phần đất của gia đình để làm nơi sinh sống sau khi em tôi đã lấy chồng, tại văn bản cho tặng có ghi rõ là cho riêng em gái tôi, như vậy giờ em gái tôi và chồng nó ly hôn thì liệu chồng nó có quyền lợi gì trên mảnh đất này không?
Luật sư Tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 01 tháng 06 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề tặng cho tài sản trong thời kỳ hôn nhân
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
3./ Luật sư tư vấn
Tặng cho tài sản là quyền của mỗi cá nhân. Trong thời kỳ hôn nhân, việc tặng cho tài sản nếu không được lập bằng văn bản có nội dung cho riêng vợ hoặc chồng thì tài sản đó được xác lập là tài sản chung vợ chồng, vợ và chồng đều có quyền đối với tài sản này. Trong trường hợp tài sản tặng riêng cho người vợ, quyền sở hữu tài sản được xác lập như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”
Bên cạnh đó, Căn cứ Khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, sau khi ly hôn, tài sản riêng của vợ chồng được xử lý như sau:
“Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.“
Như vậy, căn cứ quy định pháp luật nêu trên, trong trường hợp của em gái anh được bố mẹ tặng cho tài sản sau kết hôn và tại văn bản cho tặng có ghi rõ là cho riêng cho em gái anh thì tài sản đó sẽ xác lập là tài sản riêng của em gái bạn trừ trường hợp em gái anh có xác lập bằng văn bản xác lập tài sản được tặng cho vào tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, Sau khi ly hôn thì dù mảnh đất được tặng cho trong thời kỳ hôn nhâm là tài sản riêng của em gái bạn, và người chồng em anh sẽ không có quyền gì đối với mảnh đất đó.
Với những tư vấn về câu hỏi Bố mẹ cho con gái đất trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng hay chung, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Bài liên quan:
- Vi phạm các quy định về quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế
- Vi phạm các quy định về quảng cáo trang thiết bị y tế
- Vi phạm các quy định về quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ
- Vi phạm các quy định về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
- Tư vấn mở công ty sửa chữa máy móc
- Vi phạm các quy định về quảng cáo giống cây trồng, giống vật nuôi
- Vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
- Vi phạm quy định về quảng cáo thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
- Vi phạm quy định về quảng cáo thức ăn chăn nuôi
- Đính chính thông tin sai trên chứng chỉ hành nghề
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.