Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, dân chủ, làm cơ sở bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong khuôn khổ pháp luật suy cho cùng là nhằm thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu trên, nhiều nhiệm vụ quan trọng được đặt ra, trong đó nhiệm vụ kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò quan trọng. Từ khi chuyển giao công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật sang các cơ quan Chính phủ (năm 2003) đến nay, công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật đã được các bộ, ngành và địa phương quan tâm chỉ đạo vàtriển khai thực hiện tương đối toàn diện và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, vướng mắc, bất cập như: Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu; chưa được tiến hành thường xuyên; thẩm quyền, trách nhiệm chưa thực sự rõ ràng, rành mạch và chưa theo một cơ chế hoàn thiện, thống nhất, ổn định… Do đó, Việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm tra nhằm phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời các nội dung trái pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật và theo đó hoàn thiện các điều kiện bảo đảm cho hoạt động kiểm tra văn bản là công việc cần được quan tâm chú trọng.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, kính mời độc giả tìm đọc bài viết “Cơ chế kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật” của tác giả Nguyễn Văn Tuấn đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Số định kỳ 64 trang tháng 6 năm 2015.
Ngô Huyền
Tham khảo thêm:
- Triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật
- Giải pháp nhằm hạn chế vi phạm pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất
- Pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trước yêu cầu hội nhập
- Nhận diện về lao động cưỡng bức trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành
- Bàn về điều kiện trong hợp đồng tặng cho tài sản
- Bàn về hậu quả pháp lý việc đình chỉ thi hành án theo thỏa thuận của đương sự
- Ngành Thi hành án dân sự Bắc Kạn 17 năm xây dựng và trưởng thành
- Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự phục vụ công tác đặc xá và xét giảm án
- Thực tiễn áp dụng chế định tài sản và quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2005
- Việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung công quỹ Nhà nước
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN