Giám định chữ ký là gì

Khái niệm, định nghĩa về Giám định chữ ký. Giám định chữ ký là gì. Hoạt động giám định chữ ký như thế nào. Những yếu tố nào có thể gây ảnh hưởng tới kết quả giám định chữ viết, chữ ký.

Khái niệm Giám định chữ ký

Giám định chữ ký là quá trình áp dụng kiến thức chuyên môn, phương tiện khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để so sánh, đối chiếu từ đó đưa ra kết luận về sự trùng khớp hay không trùng khớp của hai dạng mẫu chữ ký, có cơ sở để nhận định được có phải do cùng một người ký ra hay không.

Nguyên tắc để Giám định chữ viết, chữ ký được thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống đặc điểm phát hiện được để truy nguyên ra người đã viết, đã ký trên các tài liệu.

Kết quả của việc giám định chữ ký được phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Hoặc có thể chỉ là nhu cầu làm sáng tỏ sự thật khách quan của cá nhân, tổ chức.

Giám định chữ viết tay thường được sử dụng trong các vụ việc mang tính hình sự (như thư nặc danh, thư tống tiền, tài liệu tờ rơi có nội dung trái pháp luật, xúc phạm cá nhân, tổ chức, phản động, chứng từ, hợp đồng kinh tế,…). Giám định chữ ký trên các tài liệu, giấy tờ thường sử dụng trong vụ việc mang tính hình sự (như trên di chúc, kê khai nhà đất, các chứng từ, hoá đơn, sổ sách, giấy biên nhận,…)

Các bài viết có liên quan tới lĩnh vực Giám định:

Những yếu tố trong giám định chữ ký

Khái niệm Giám định chữ ký, Giám định chữ ký là gì
Khái niệm Giám định chữ ký

Những yếu tố trong giám định chữ ký rất phong phú. Điển hình có thể chia thành 3 loại tác động chính: Thói quen, tác động bên trong; tác động bên ngoài khách quan; tác động bên ngoài chủ quan.

Dựa trên những yếu tố này, các phương pháp giám định chữ ký sẽ được xây dựng. Từ đó áp dụng những công nghệ, kỹ thuật phù hợp để làm sáng rõ sự thật bị che giấu trong tài liệu.

a.Thói quen khi viết chữ viết, chữ ký

Chữ viết, chữ ký luôn phản ánh thói quen của người viết ra chúng. Những phản ánh này thể hiện thông qua các đặc điểm đặc trưng riêng biệt và ổn định tương đối trên bản viết. Ví dụ như sự giãn cách, thói quen mất chữ, độ nghiêng, viết dấu, cách viết các chữ cái, độ nhấn, độ tì, độ vẩy,…

Mặt khác, mỗi cơ địa, trạng thái con người cũng sẽ làm phát sinh những hình thái chữ viết, chữ ký khác nhau. Điển hình như người khuyết tật, người đang bị thương tích, người đang có vấn đề sức khỏe, đang bị đe dọa hay đang trong trạng thái tâm lý bất ổn. Những trạng thái trên sẽ ít nhiều làm thay đổi sự trùng khớp của nét chữ thông thường. Ngoài ra cũng thể hiện rõ nét những đặc điểm trong nét chữ, nét ký của chủ nhân chúng.

b.Tác động bên ngoài khách quan

Chữ ký, chữ viết được xác lập trong hoàn cảnh môi trường tác động như thế nào cũng là một yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng tới kết quả giám định chữ ký. Ví dụ như bề mặt xác lập chữ ký, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm.

c.Tác động bên ngoài chủ quan

Trong một số trường hợp, vì một lý do nào đó, người viết, người ký cố tình sử dụng sai mẫu chữ ký mà họ thường sử dụng. Việc này tạo ra hai mẫu chữ ký khác nhau dù được ký bởi cùng 01 người.

Hiện nay với Khoa học hình sự phát triển, Việt Nam hoàn toàn có thể xác định được sự thật kể cả trong những trường hợp gian dối như trên.

Trên đây là toàn bộ bài viết về Giám định chữ ký là gì, khái niệm, nguyên tắc giám định và những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thực hiện Giám định chữ ký.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.0191.

Chúc các bạn sẽ tìm được những điều bổ ích!


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191