Từ Tuyên bố Cebu năm 2007 đến Văn kiện khung ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di trú
Lao động di trú (migrant worker) là thuật ngữ được ghi nhận trong Công ước của Liên Hợp Quốc về bảo vệ quyền của người lao động di trú và thành viên gia đình họ năm 1990. Theo đó, lao động di trú dùng để chỉ người đã, đang và sẽ làm việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân. Như vậy, lao động di trú trong ASEAN là công dân một quốc gia thành viên, sinh sống và làm việc tại quốc gia thành viên khác trong khu vực.
Trong khu vực ASEAN, lao động di trú không chỉ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nước xuất khẩu và nước nhận lao động mà còn đang góp phần không nhỏ vào việc xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Tuy vậy, lao động di trú và gia đình họ lại đang đối mặt với những vấn đề hết sức nghiêm trọng như bị phân biệt đối xử, bị kỳ thị, bóc lột, lạm dụng và bị xâm hại các quyền cơ bản. Việc bảo vệ quyền của lao động di trú là hết sức cần thiết và cần phải có sự chung tay nỗ lực của tất cả các quốc gia. Tại ASEAN, việc bảo vệ quyền của lao động di trú là một trong những nội dung quan trọng được triển khai thực hiện chủ yếu trong Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN (ASCC) và được ghi nhận cụ thể, trực tiếp trong Tuyên bố Cebu năm 2007 và Văn kiện khung ASEAN.
Để tìm hiểu về những ghi nhận mang tính nguyên tắc và những quy định chi tiết, cụ thể trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di trú, kính mời độc giả đón đọc bài viết “Từ tuyên bố Cebu năm 2007 đến Văn kiện khung ASEANvề bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di trú” của tác giả Vũ Ngọc Dương và Nguyễn Quỳnh Anh trên Tạp chí phát hành hàng tháng Số tháng 6 [267] năm 2014 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Huyền Bùi
Tham khảo thêm:
- Quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán
- Vai trò của hòa giải trong giải quyết xung đột xã hội
- Pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
- Bàn về một số nhóm tội phạm khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự
- Thể chế hòa giải ở Singapore
- Pháp luật về bảo hộ tên thương mại của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng
- Vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục trong Luật Giáo dục đại học
- Nâng cao năng lực tranh tụng của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự
- Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về không khởi tố vụ án hình sự
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.