Vai trò của hòa giải trong giải quyết xung đột xã hội
Xung đột xã hội là giai đoạn phát triển cao nhất của các mâu thuẫn trong hệ thống các quan hệ giữa con người với con người với tính cách là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, thể hiện ở sự đối lập các lợi ích và quan điểm, được biểu hiện bằng các hành vi hữu hình trái ngược nhau trên thực tế như tranh chấp, xích mích, bất đồng, vi phạm pháp luật, tức là các xung đột xã hội diễn ra chủ yếu giữa các cá nhân, tổ chức trong đời sống.
Hòa giải là một trong những phương thức giải quyết các xung đột xã hội, trong đó có các tranh chấp, xích mích, bất đồng, vi phạm pháp luật diễn ra trong đời sống xã hội. Với ý nghĩa quan trọng của mình, hòa giải đang trở thành phương thức giải quyết tranh chấp chiếm ưu thế trong hệ thống các phương thức giải quyết tranh chấp, là biện pháp giải quyết phù hợp với xu thế của thời đại, góp phần thúc đẩy giao lưu dân sự, kinh tế phát triển, góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo trật tự các quan hệ xã hội. Đây chính là kết luận bài viết “Vai trò của hòa giải trong giải quyết xung đột xã hội” của tác giả PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn, Chủ nhiệm Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước: “Thể chế hòa giải ở Việt Nam – Những vấn đề lịch sử và đương đại”, được đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề tháng 9/2014 về “Thể chế hòa giải ở Việt Nam”. Nội dung bài viết xoay quanh vấn đề cần nhận thức rõ bản chất của hòa giải để xây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh phù hợp thông qua nghiên cứu các quy định về hòa giải ở Việt Nam và trên thế giới; những ưu thế của hoà giải với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp, xích mích, vi phạm pháp luật.
Thành Trung
Tham khảo thêm:
- Những điểm mới của Luật Đất đai năm 2013 về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Những đặc trưng của nghề thừa phát lại
- Hoàn thiện chế định loại từ trách nhiệm hình sự
- Vị trí chiến lược của Biển Đông và vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông
- Từ Tuyên bố Cebu năm 2007 đến Văn kiện khung ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di trú
- Một số vấn đề pháp lý khi xem xét gia nhập Công ước về quy chế người không quốc tịch năm 1954
- Vấn đề xác định cha, mẹ, con và mang thai hộ theo Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi
- Đặc trưng của các biện pháp cưỡng chế hành chính theo pháp luật Việt Nam
- Hợp đồng dịch vụ vì lợi ích của người thứ ba theo pháp luật dân sự hiện hành
- Vấn đề bảo đảm quyền con người trong Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN