Vai trò của trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động tố tụng
Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) ra đời đã thể hiện sự nhất quán chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc giúp đỡ pháp luật, hỗ trợ về mặt pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho nhân dân đặc biệt là người nghèo và đối tượng chính sách, đánh dấu bước chuyển về cả lượng và chất, đưa công tác TGPL lên một tầm cao mới phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước. Chức danh người thực hiện TGPL đã được quy định chính thức trong Luật với tên gọi là Trợ giúp viên pháp lý (TGVPL).
Với tính chất là một trong những hoạt động bổ trợ tư pháp, hoạt động TGPL đã góp phần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật trong nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đồng thời tạo cơ chế hữu hiệu thực thi nguyên tắc bình đẳng giữa các công dân trước pháp luật không phân biệt vị thế xã hội. Mọi người đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Trong hoạt động TGPL, TGVPL đóng vai trò là người tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, và pháp luật của Nhà nước, bảo đảm cho người được TGPL đều được phổ biến, giáo dục pháp luật và được tư vấn pháp luật miễn phí, tạo điều kiện để công lý và công bằng xã hội được thực thi.
Trong hoạt động tố tụng, vai trò của TGVPL góp phần xác định sự thật khách quan của vụ việc được nhanh chóng, chính xác, tránh làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết công việc được công bằng và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Để hiểu thêm về vai trò của TGVPL trong hoạt động tố tụng, những thuận lợi, khó khăn và một số định hướng nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của đội ngũ TGVPL trong hoạt động tố tụng, độc giả có thể tham khảo bài viết: “Vai trò của Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động tố tụng” củatác giảNguyễn Thị Minh và Trịnh Thị Thanh đăng trên Số chuyên đề tháng 6/2014 về “Trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Việt Tiến
Tham khảo thêm:
- Vì sao pháp luật về chứng thực chưa hoàn thiện
- Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Một số điểm mới về thủ tục thi hành án dân sự
- Một số kinh nghiệm trong thi hành án dân sự của Cục thi hành án dân sự tỉnh Hà Tĩnh
- Hậu quả pháp lý của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
- Bàn về thụ lý các tranh chấp hết thời hiệu khởi kiện
- Lúng túng trong việc thi hành nghĩa vụ giao người chưa thành niên cho người khác nuôi dưỡng
- Một số vụ án liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Một số vấn đề về việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.