Các nguyên tắc Hiến pháp của chế định quyền con người

_Nguyên tắc các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật.

_Nguyên tắc quyền con người không tách rời nghĩa vụ.

_Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

_Nguyên tắc mọi người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.

_Nguyên tắc việc thực hiện quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh, trật tự quốc gia, trật tư an toàn xã hội, đạo đức, sức khoẻ cộng đồng.

_Quyền con người được phân định rõ ràng và cụ thể, chia thành 2 lĩnh vực:

+Lĩnh vực dân sự, chính trị, các quyền bình đẳng và tự do cá nhân bao gồm các quyền tiêu biểu như quyền sống, quyền tự do tư tưởng, tôn giáo tín ngưỡng, tự do biểu đạt, quyền được ứng cử, bầu cử, quyền được xét xử công bằng…

+Lĩnh vực kinh tế- xã hội- văn hoá gồm các quyền tiêu biểu như quyền sở hữu, hôn nhân gia đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục… nhằm tạo lập các điều kiện và sự đối xử bình đẳng, công bằng cho mọi công dân trong xã hội.

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191