Kết hôn ở Malaysia thì ly hôn ở Việt Nam được không ?

Em có câu hỏi muốn hỏi, em đã kết hôn ở Malaysia 5 năm rồi hiện tại bây giờ do một số khúc mắc gia đình vợ chồng hay cãi nhau về vấn đề con cái và tiền bạc.Tình trạng trầm trọng dẫn đến có khả năng phải xin ly hôn.Em xin ly hôn ở Việt Nam được không ? Vậy liệu sau khi ly hôn em có được hưởng quyền lợi gì không ? Chân thành cảm ơn.

Kết hôn ở Malaysia thì ly hôn ở Việt Nam được không ?


Luật sư tư vấn:
Bạn đã kết hôn tại Malaysia hiện tại muốn ly hôn tại Việt Nam thì việc bạn đã kết hôn phải được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn tại Việt Nam mới có căn cứ giải quyết. Nếu bạn chưa làm thủ tục lưu trú thì bạn phải lưu trú, nếu không thì không có căn cứ cho ly hôn.
Do bạn không nói rõ về việc có lưu trú hay không nên huống dẫn bạn thủ tục lưu trú như sau:
“Điều 36. Điều kiện, hình thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc kết hôn phù hợp với pháp luật của nước ngoài;
b) Vào thời điểm kết hôn, các bên tuân theo quy định về điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Trong trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.
2. Công nhận việc kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn theo thủ tục quy định tại Điều 38 của Nghị định này.”
“Điều 38. Hồ sơ, trình tự, thủ tục ghi vào sổ việc kết hôn
1. Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn theo mẫu quy định;
b) Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
d) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu.
Trong trường hợp công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà trước đó công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
Về con chung và tài sản chung sẽ chia theo thỏa thuận hoặc chia theo quyết định của tòa án nếu có yêu cầu.
Ngoài ra việc kết hôn và ly hôn là sự tự nguyện, hiện nay không có bất cứ quy định nào của pháp luật về việc bồi thường khi ly hôn.

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191