Theo quy định tại luật đầu tư 2014, cụ thể:
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật đầu tư 2014.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật đầu tư 2014;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật đầu tư 2014, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật đầu tư 2014 thực hiện dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư.
4. Trường hợp có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật đầu tư.
Tham khảo thêm:
- Thi hành lãi suất chậm trả theo quyết định của tòa án
- Bảo vệ quyền của người mua tài sản bán đấu giá tài sản
- Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Khấu trừ thu nhập của người bảo đảm cho khoản vay có đúng không?
- Phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án
- Quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án
- Kê biên quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất trường hợp người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Ưu tiên thanh toán khi kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp
- Thanh toán tiền thi hành án bằng hình thức chuyển khoản
- Ra quyết định thi hành theo định kỳ
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.