Xây nhà ở trong khu tái định cư có cần nộp phí xây dựng không?

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Xây nhà ở trong khu tái định cư có cần nộp phí xây dựng không?

Công ty em có dự định sẽ xây dựng một chuỗi nhà ở dành cho người có thu nhập thấp trong khu đất tái định cư, em muốn biết là việc xây dựng nhà trong khu vực đất này thì có phải nộp thuế, lệ phí nhà nước gì về xây dựng không, bọn em định tháng 6 sẽ khởi động tiến hành các bước đầu tiên để thực hiện nên mong nhận được tư vấn sớm của các anh chị, xin trân trọng cảm ơn đơn vị.


Luật sư Tư vấn Luật Đất đai – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm pháp lý

Ngày 20 tháng 04 năm 2018

2./Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề nộp phí xây dựng trong khu tái định cư

Luật Xây dựng 2014

3./Luật sư tư vấn

Khi thực hiện việc xây nhà ở trong khu tái định cư, chủ đầu tư hay chủ dự án cần thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng theo quy định. Theo đó, khi thực hiện việc xây nhà, chủ dự án khi làm thủ tục xin cấp phép phải thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí cho cơ quan nhà nước, ngoài ra không phải nộp bất cứ loại phí xây dựng nào khi thực hiện xây dựng nhà ở. Cụ thể:

Căn cứ Điều 102 Luật Xây dựng 2014, chủ dự án có nghĩa vụ nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Lệ phí cấp phép xây dựng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của nơi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng quyết định.

Tuy nhiên, trong trường xây dựng nhà ở trong khu tái định cư, nếu dự án thuộc trường hợp theo quy định pháp luật được miễn thủ tục xin cấp phép lao động, thì chủ dự án không phải nộp lệ phí cấp phép xây dựng, cụ thể:

Căn cứ Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 quy định về các trường hợp được miễn cấp giấy phép xây dựng như sau:

“a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.”

Vậy, khi xây dựng nhà ở trong khu tái định cư, chủ dự án phải nộp lệ phí xin cấp phép xây dựng khi công trình nhà ở không thuộc  trường hợp được miễn cấp giấy phép xây dựng theo quy định.

Với những tư vấn về câu hỏi Xây nhà ở trong khu tái định cư có cần nộp phí xây dựng không?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191