Vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước như thế nào.
Để thực hiện quản lý hành chính nhà nước, các cơ quan, tổ chức nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó đều phải ban hành quyết định hành chính nhà nước và thực hiện các quyết định đó. chính vì thế, mà việc ban hành và thực hiện các quyết định hành chính trong việc quản lí hành chính nhà nước của các cơ quan, chủ thể quản lí hành chính nhà nước có vai trò rất quan trọng. Có thể nói, trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước, không thể thiếu quyết định hành chính.
1. Vai trò của quyết định hành chính trong việc bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước
Quản lí hành chính nhà nước là loại hoạt động được thực hiện chủ yếu bởi cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính, sử dụng quyền lực nhà nước để đảm bảo quản lí tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vai trò quản lí của cơ quan nhà nước là thể chế hóa các quy định của pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành ra, đưa nó vào thực tiễn đời sống. Để làm được việc đó, thì cơ quan quản lí hành chính nhà nước phải thực hiện thông qua các biện pháp, hoạt động quản lí khác nhau, trong đó, việc ban hành quyết định hành chính đóng vai trò hết sức quan trọng.
Như đã nói ở trên, quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật nên nó có tính quyền lực và tính pháp lí. Nó là kết quả của sự thể hiện ý chí nhà nước, thể hiện tính mệnh lệnh cao, có tính chất bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan, nếu cần thiết có thể sử dụng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Quyết định hành chính có tính dưới luật. Xuất phát từ vị trí là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước (chấp hành các quy định của Hiến pháp và luật), nên các quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành là những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật. Vì thế, nên quyết định hành chính phải phù hợp với luật về nội dung cũng như mục đích. Các quyết định hành chính không được trái với quyết định của Quốc hội cũng như quyết định của Hội đồng nhân dân và quyết định của cơ quan hành chính cấp trên. Hơn nữa, quyết định hành chính đảm bảo về tính hợp lí, nó xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước, tuyệt đối không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của chủ thể ra quyết định. Chính vì thế, quyết định hành chính góp phần vào việc bảo đảm sự chấp hành luật, pháp luật, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước.
Ví dụ : Nghị định của Chính phủ được ban hành để quy định chi tiết thi hành luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước như : Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2014 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Nghị định số 104/2003/NĐ-CP của Chính phủ : Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số;……
2. Vai trò của quyết định hành chính trong việc thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước
Hoạt động quản lí hành chính nhà nước được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó có vai trò to lớn trong việc quản lí xã hội, đảm bảo trật tự xã hội được phát triển theo hướng tiến bộ và phù hợp với ý chí của nhà nước.Quản lí hành chính nhà nước nhằm chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị. Chính vì thế, quyết định hành chính sẽ là những văn bản được ban hành để quy định những vấn đề đó và buộc các chủ thể có liên quan phải thực hiện dưới sự đảm bảo của các biện pháp cưỡng chế hành chính. Quyết định hành chính xuất hiện tác động đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, đưa ra những chủ trương, biện pháp về các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Nghị định của Chính phủ quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lí, điều hành của Chính phủ. Quyết định hành chính đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó để giải quyết một công việc trong đời sống xã hội, xác định các quyền và nghĩa vụ cho các đối tượng liên quan, tạo ra một khuôn khổ pháp lí, trong đó các chủ thể hành chính sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Vậy, từ những phân tích ở trên, ta có thể thấy vai trò to lớn của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước. Nó góp phần hoàn thiện công việc thực hiện chức năng của quản lí hành chính nhà nước. Đồng thời, đưa ra các chủ trương, biện pháp quản lí các vấn đề xã hội trong quản lí hành chính nhà nước. Qua đó, hoạt động quản lí hành chính nhà nước sẽ được hoàn thiện, hiệu quả và phát huy đúng vai trò của mình.
Tham khảo thêm:
- Phân tích Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
- Phân tích Tội cưỡng đoạt tài sản
- Phân tích Tội cướp giật tài sản
- Phân tích Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
- Phân tích Tội trộm cắp tài sản
- Phân tích Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Phân tích Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Phân tích Tội chiếm giữ trái phép tài sản
- Phân tích Tội sử dụng trái phép tài sản
- Phân tích Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
- Nêu những sai sót thường gặp của người thực hiện tư vấn pháp luật khi tiếp xúc khách hàng và đưa ra những giải pháp khắc phục – Minh họa bằng các tình huống thực tiễn
- Bổ sung hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn trong Tội hiếp dâm
- Tư vấn thủ tục nhập khẩu vàng trang sức, thiết bị làm đẹp
- Nguồn của ngành Luật Hiến pháp Việt Nam
- Đối chiếu quy định của chương XXIV BLHS Việt Nam và Quy chế Rôm
- Vấn đề đại lý thương mại và quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại lý
- Phân tích các cơ sở khi quy định các điều kiện chi ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước 2015 , thực trạng áp dụng các điều kiện chi ngân sách nhà nước từ năm 2015 và ý kiến pháp lý của nhóm về tính khả thi theo luật ngân sách nhà nước 2015
- Phân tích một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về quy chế thành viên của một tổ chức quốc tế liên chính phủ
- Xây dựng một tình huống về hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức – Giải quyết tình huống đó trên cơ sở so sánh quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015
- Quá trình phát triển và kế thừa của pháp luật Thừa kế
- Vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước
- Bàn về mối quan hệ giữa công lý và luật pháp
- Các vấn đề về Quy định của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về sản xuất, kinh doanh “tiền chất thuốc nổ”
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.