Đơn khiếu nại lấn chiếm vỉa hè

Đơn tố cáo, khiếu nại, phản ánh về việc lấn chiếm vỉa hè lòng đường của các đơn vị kinh doanh, sử dụng trái phép tới cơ quan chức năng nhà nước địa phương. Hiện nay, hiện tượng vỉa hè, lòng đường bị lấn chiếm là thực trạng tương đối phổ biến ở nước ta. Với tâm lý đất trước nhà, gần nhà, đất trống không của ai cùng với sự quản lý thiếu dứt khoát của chính quyền địa phương là những lý do dẫn tới việc những đơn vị kinh doanh lợi dụng tất cả các khoảng trống để bày bàn ghế, để xe và đôi khi là xây dựng cả những công trình tạm để sử dụng nhằm mục đích thu lời.

Theo quy định pháp luật, việc lấn chiếm hè phố, đường đi, lối đi chung, lòng đường thuộc hạ tầng giao thông đường bộ sẽ bị xử lý nặng với mức phạt tối đa lên tới 40.000.000 triệu đồng tùy từng hành vi theo quy định tại Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Bất cứ cá nhân nào khi phát hiện ra các hành vi có dấu hiệu vi phạm đều có thể thông báo tới chính quyền địa phương để được ngăn chặn và giải quyết. Việc thông báo đó cần thiết phải được lập thành văn bản trong một số trường hợp, dưới đây là những mẫu văn bản mà bạn có thể tham khảo.

1. Mẫu Đơn khiếu nại lấn chiếm vỉa hè

Đơn khiếu nại lấn chiếm vỉa hè là văn bản được các công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện để khiếu nại đối với hành vi lấn chiếm vỉa hè trái phép của các cá nhân, tổ chức khác.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———

………………ngày…tháng…năm 2019

ĐƠN KHIẾU NẠI

(V/v lấn chiếm vỉa hè )

  • Căn cứ theo quy định tại luật Giao thông đường bộ năm 2008;
  • Căn cứ theo quy định tại luật Khiếu nại năm 2011;
  • Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương.

Kính gửi: UBND QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ………………………:

                UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN……………………..;

Tôi tên là:…………………………………………… Sinh ngày :……………………………..

CMND số: …………………….. Ngày cấp:………….. Nơi cấp:………………………….

Địa chỉ hiện tại:……………………………………………………………………………………

Tôi làm đơn này xin trình bày với các Quý cơ quan sự việc như sau:

(Trình bày cụ thể nội dung khiếu nại với các thông tin về chủ thể, địa điểm, thời gian xảy ra sự việc)

(Ví dụ : Hiện nay, tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn ……………………………. diễn ra rất phổ biến. Vỉa hè dành cho người đi bộ tại khu vực này bị các hộ gia đình lấn chiếm để buôn bán, trông giữ xe. Việc làm này diễn ra suốt thời gian vừa qua, mặc dù đã có sự nhắc nhở của các cơ quan chức năng nhưng những hộ gia đình vẫn tiếp tục lấn chiếm. Chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của các hộ dân sinh sống tại khu vực. Việc lấn chiếm khiến đường phố trở nên chật hẹp và khiến giao thông đi lại khó khăn)

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 luật Giao thông đường bộ năm 2008, Điều 17 luật Khiếu nại năm 2011 và thực tế nêu trên, nay tôi làm đơn này khiếu nại về hành vi lấn chiếm vỉa hè của…………………………………… trên địa bàn…………………

Kính mong các Quý cơ quan nhanh chóng tiến hành thẩm tra, xác minh và xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân đang sinh sống trên địa bàn…………………………………………………

Tôi xin cam đoan nội dung khiếu nại là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung nêu trên.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

                                                                                                      Người làm đơn

2. Mẫu Đơn phản ánh lấn chiếm vỉa hè lòng đường

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——o0o——

………………ngày … tháng 05 năm 2021

ĐƠN PHẢN ÁNH

(V/v lấn chiếm hè phố, lòng đường)

  • Căn cứ theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
  • Căn cứ theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;
  • Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương.

Kính gửi: UBND THÀNH PHỐ ………………..

Tôi tên là:…………………………………………… Sinh ngày :……………………………..

CMND số: …………………….. Ngày cấp:………….. Nơi cấp:………………………….

Địa chỉ hiện tại:……………………………………………………………………………………

Tôi làm đơn này xin trình bày với các Quý cơ quan sự việc như sau:

Nhà tôi nằm tại địa chỉ …………, trước cửa nhà tôi là lòng đường rộng …m và vỉa hè rộng ….m, đây là khu vực sử dụng với mục đích công cộng và giao thông đường bộ, không có biển cho phép dừng đỗ xe ô tô.

Tuy nhiên, quán café kinh doanh tại địa chỉ ……….. có tên ………… do ông/bà ………..là chủ cơ sở thường xuyên có hành vi lấn chiếm diện tích vỉa hè và lòng đường trước cửa nhà tôi để làm nơi dừng đỗ, trông xe trái phép phục vụ hoạt động kinh doanh.

Việc làm này diễn ra trong suốt một thời gian dài, mặc dù tôi đã gửi yêu cầu tới các cơ quan chức năng nhưng tình trạng vẫn tiếp diễn và ngày càng ngang ngược hơn. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của các hộ dân sinh sống tại khu vực, khiến đường phố trở nên chật hẹp và giao thông đi lại khó khăn đặc biệt trong những giờ cao điểm.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.

11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.

15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.”

Quy định tại Khoản 5 Điều 52 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

 “Điều 52. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm hoạt động bảo đảm an toàn và tuổi thọ của công trình đường bộ, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.

2. Tổ chức, cá nhân được phép xây dựng, cải tạo, mở rộng, bảo trì công trình và tiến hành hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Đơn vị quản lý công trình đường bộ có trách nhiệm bảo đảm an toàn kỹ thuật của công trình, liên đới chịu trách nhiệm đối với tai nạn giao thông xảy ra do chất lượng quản lý, bảo trì công trình; trường hợp phát hiện công trình bị hư hỏng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn giao thông thì phải xử lý, sửa chữa kịp thời, có biện pháp phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra đối với công trình đường bộ.

4. Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định như sau:

a) Bộ Giao thông vận tải tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

b) Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền;

c) Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương; bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;

d) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

đ) Chính phủ quy định việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

5. Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý; trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết. Khi nhận được tin báo, cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

Căn cứ quy định tại các Điều 23 và 55 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

“Điều 23. Phạt tiền

1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.

Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.

2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:

a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;

b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.

3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.

4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.”

Điều 55. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính

Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ những quy định trên tôi làm đơn này phản ánh về hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường của quán café kinh doanh tại địa chỉ ……….. có tên ………… do ông/bà ………..là chủ cơ sở. Yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp kịp thời, áp dụng các quy định để ngay lập tức chấm dứt hành vi nêu trên.

Kính mong các Quý cơ quan nhanh chóng tiến hành thẩm tra, xác minh và xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân đang sinh sống trên địa bàn……………………………

Tôi xin cam đoan nội dung trên là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung này.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Gửi kèm:
Hình ảnh vi phạm
Video vi phạm
Thông tin đơn vị kinh doanh vi phạm
Người làm đơn

3. Mức xử phạt đối với các hành vi lấn chiếm hè phố, lối đi, lòng đường

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có ghi nhận mức phạt từ 100.000 đồng tới 40.000.000 đồng đi kèm là các biện pháp bắt buộc di dời, thu dọn, khôi phục lại tình trạng ban đầu của diện tích lấn chiếm.

Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông;

b) Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông;

c) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5; điểm d, điểm e khoản 6 Điều này;

d) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5; điểm d, điểm i khoản 6 Điều này;

đ) Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 6 Điều này.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội;

b) Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

c) Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ;

d) Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;

đ) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe;

e) Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm a khoản 6 Điều này; khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định này.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;

b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;

c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;

d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định này;

b) Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ;

c) Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ;

d) Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác;

đ) Dựng rạp, lều quán, công trình khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 9 Điều này;

e) Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố;

g) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe;

h) Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố;

i) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.

7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe;

b) Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản hoặc dựng biển quảng cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

9. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chiếm dụng đất của đường bộ hoặc đất hành lang an toàn đường bộ để xây dựng nhà ở;

b) Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.

10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này buộc phải thu dọn vật tư, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3; khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, khoản 9 Điều này buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

TƯ VẤN CÁCH VIẾT MẪU ĐƠN

Tư vấn giúp đỡ miễn phí liên hệ: 1900.0191

Bạn đang gặp khó khăn trong việc sử dụng đơn, không biết nên viết đơn như thế này, hãy liên hệ ngay Hotline 1900.0191 để được chúng tôi tư vấn, hỗ trợ hoàn toàn miễn phí. Tổng đài trực tuyến mọi lúc, mọi nơi là giải pháp luôn luôn đem lại sự hài lòng, nhanh chóng và đáng tin cậy.

Đơn là loại văn bản có mức độ sử dụng lớn nhất trong hệ thống tất cả các văn bản tồn tại hiện nay. Với nhiều thể loại, yêu cầu, mục đích khác nhau, dẫn tới việc có rất nhiều mẫu đơn ra đời và chỉ sử dụng được trong một hoàn cảnh nhất định. Đây vừa là ưu điểm cũng vừa là nhược điểm của loại hình văn bản này.

Nếu gặp phải bất kỳ trở ngại nào trong quá trình viết mẫu đơn, cách viết đơn, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được hỗ trợ từ những chuyên gia, luật sư chuyên ngành. Việc tư vấn sẽ là hoàn toàn miễn phí. Đảm bảo tính pháp lý, rõ ràng, cụ thể là những tiêu chí hàng đầu giúp cho yêu cầu, đề nghị của các bạn trong đơn đạt hiệu quả cao nhất.

Trong một số trường hợp, nếu việc viết đơn thực sự làm khó bạn và bạn không chỉ cần tư vấn mà mong muốn được hỗ trợ toàn diện hơn, hãy để chúng tôi soạn thảo những văn bản này và gửi tới cho bạn với chi phí dịch vụ vô cùng hấp dẫn Trọn gói chỉ 500.000đ. Với mức phí trên, mẫu đơn sẽ được kiện toàn từ những chi tiết nhỏ nhất với những viện dẫn quy định pháp luật tương ứng cho trường hợp cụ thể mà bạn cung cấp. Các hướng dẫn ký, cách thức gửi đơn, cơ quan nhận, thụ lý, thời gian, thủ tục,… sẽ đều được tư vấn kèm theo.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 1900.0191 để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Các mẫu đơn hành chính thông dụng

Các mẫu đơn kiến nghị, phản ánh, tố cáo là các mẫu đơn đã được pháp luật quy định, hướng dẫn theo những hình thức nhất định. Việc sử dụng, viết các mẫu đơn này sẽ chỉ nằm trong phạm vi thay thế, bổ sung thông tin sao cho phù hợp. Đây là dạng mẫu đơn dễ sử dụng và phổ biến, cơ quan tiếp nhận thông thường là cơ quan nơi có hành vi chưa đúng, sai quy định xảy ra.

Ngoài ra, các mẫu đơn hành chính cũng có thể là các dạng đơn được cung cấp sẵn tại những cơ quan hành chính cụ thể, nhắm tới một yêu cầu cụ thể. Đây cũng là những mẫu đơn không thể thay đổi và được ban hành dựa theo Nghị quyết, Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành.

Mẫu đơn tố cáoMẫu đơn yêu cầu
Mẫu đơn khiếu nạiMẫu đơn tố giác
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợMẫu đơn trình bày
Mẫu đơn đề nghị giải quyếtMẫu đơn xin miễn
Mẫu đơn kiến nghịMẫu đơn đăng ký mong muốn, nguyện vọng
Mẫu đơn phản ánhMẫu đơn báo cáo
Mẫu đơn xin xác nhậnMẫu đơn tố cáo lừa đảo
Mẫu đơn sử dụng trong lĩnh vực đất đaiMẫu đơn tố cáo đánh người gây thương tích
Mẫu đơn khởi kiệnMẫu đơn xin nghỉ phép
Mẫu đơn yêu cầu hòa giảiMẫu đơn yêu cầu bồi thường
Mẫu đơn yêu cầu đo đạcMẫu đơn xin gia hạn
Mẫu đơn xin ân xáMẫu đơn xin miễn
Mẫu đơn xin thành lập chi bộ, đội bóngMẫu đơn đề nghị kiểm tra
Mẫu đơn của tập thểMẫu đơn kiến nghị nhà trường

Các mẫu văn bản thông thường mới nhất

Mẫu văn bản hành chính thông thường, mẫu đơn, giấy đề nghị, xin xác nhận không thuộc các dạng bắt buộc phải theo quy định là những văn bản có cách viết đa dạng tùy theo mục đích, nhu cầu của người viết đơn.

Tuy nhiên, nội dung đơn cần có tối thiểu các phần như thông tin người viết đơn, nội dung đơn, căn cứ của đơn, sự kiện, sự việc và mong muốn, yêu cầu đặt ra trong đơn. Việc viết một nội dung đơn đầy đủ, hợp pháp và truyền tải được tròn vẹn nội dung sự việc đôi khi không phải dễ dàng. Vì thế các bạn có thể tham khảo những mẫu đơn mà chúng tôi cung cấp, để từ đó xây dựng những nội dung phù hợp với hoàn cảnh của mình.

Đơn xin không tái ký hợp đồngĐơn xin xác minh đất khai thácĐơn xin xác nhận phần mộ lâu năm
Đơn xin xác nhận 2 số cmnd là 1Đơn xin xây, sửa nhà cấp 4Đơn xin miễn thị thực 5 năm
Đơn đề nghị bồi thường đất đaiĐơn đề nghị bố trí tái định cưĐơn đề nghị đưa con vào trại cai nghiện
Đơn đề nghị giữ cô giáo chủ nhiệmĐơn đề nghị hỗ trợ cải thiện nhà ởĐơn đề nghị làm đường dân sinh
Đơn đề nghị phong tỏa tài sảnĐơn yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luậtĐơn yêu cầu hoãn thi hành án
Đơn yêu cầu cấp dưỡng nuôi conĐơn yêu cầu kê biên tài sảnĐơn yêu cầu kiểm tra đồng hồ điện
Đơn yêu cầu tuyên bố mất tíchĐơn yêu cầu mở lối điĐơn yêu cầu chấm dứt hợp đồng
Đơn đề xuất khen thưởngĐơn đề xuất tăng lươngĐơn yêu cầu công nhận sáng kiến
Đơn đề xuất mua hàngĐơn đề xuất bổ sung nhân sựĐơn đề xuất hỗ trợ
Đơn đề xuất mua thiết bịĐơn đề nghị nâng lương thường xuyênĐơn đề nghị sử dụng vỉa hè
Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tậpĐơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệpĐơn đề nghị sửa chữa điện
Đơn xin xác nhận không nợ thuếĐơn xin xác nhận không có thu nhậpĐơn xin xác nhận 2 tên là một người
Đơn xin bảo lãnh người cai nghiệnĐơn xin cải tạo đất vườnĐơn xin di dời công tơ điện
Đơn xin cấp phép xuất bảnĐơn xin lấy lại giấy tờ xeĐơn tố cáo hàng xóm gây ầm ĩ
Đơn tố cáo bán hàng giảĐơn tố cáo bạo hành trẻ emĐơn tố cáo việc đánh bạc
Đơn tố cáo giáo viênĐơn tố cáo lấn chiếm lòng đườngĐơn tố cáo quan hệ bất chính
Đơn tố cáo cho vay nặng lãiĐơn trình báo mất giấy tờĐơn trình báo mất xe ô tô
Đơn xin giải quyết chế độ thương binhĐơn xin giải quyết chế độ thai sảnĐơn xin miễn đóng bảo hiểm
Đơn xin miễn công tác và sinh hoạt đảngĐơn xin miễn coi thi tốt nghiệpĐơn xin miễn chức vụ
Đơn xin miễn kiểm tra sức khỏeĐơn xin miễn thuế kinh doanhĐơn xin miễn giảm lãi vay

Dịch vụ cung cấp mẫu đơn của Công ty luật LVN

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc hỗ trợ người dân và kho dữ liệu mẫu đơn liên tục được cập nhật, chúng tôi ngoài việc cung cấp các mẫu đơn tham khảo online miễn phí, còn có các dịch vụ hỗ trợ tùy theo từng mức độ nhu cầu qua đường dây Hotline 1900.0191 như:

  • Tư vấn miễn phí: Bao gồm tư vấn viết đơn, trình bày nội dung, chọn lọc quy định, cách gửi đơn, cơ quan nhận đơn, thời gian xử lý đơn,…
  • Dịch vụ hỗ trợ có thu phí: Cung cấp các mẫu đơn toàn diện dựa trên bối cảnh của người viết đơn (Phí được tính trọn gói là 500.000đ trên một mẫu đơn)

Như vậy, dựa vào nhu cầu của mình, các bạn có thể lựa chọn hình thức hỗ trợ phù hợp mà chuyên gia, luật sư cung cấp.

Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191 để được trợ giúp.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191