Hộ cận nghèo là gì, được ưu đãi những gì?

Hộ cận nghèo là gì, phân biệt hộ cận nghèo, được hưởng chế độ hỗ trợ ưu đãi như thế nào?

Xin thưa các anh các chị, em xin hỏi là hộ cận nghèo là gì ạ, đặc điểm phân biệt như thế nào ạ, và người ta căn cứ vào cái gì trên thực tế để xác định những đặc điểm đó ạ, và thêm một câu nữa là những hộ cận nghèo thì được ưu đãi những gì ạ, có được giảm học phí, viện phí, bảo hiểm hay những chi phí xã hội khác không ạ, em cảm ơn, anh chị tư vấn giúp em nhé.


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 07 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề chuẩn hộ nghèo và ưu đãi hộ cận nghèo

  • Quyết định 59/2015/QĐ-TTg Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020;
  •  Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014;
  • Luật Trợ giúp pháp lý 2017;
  • Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg Về tín dụng đối với hộ cận nghèo;
  • Quyết định số 2621/QĐ – TTg Về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất Quy định tại Nghị quyết số 30A/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ;
  • Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên;.

3./ Luật sư tư vấn

Nhà nước luôn có những chính sách nhằm hỗ trợ nhằm giúp đỡ những hộ gia đình nghèo, cận nghèo nhằm mục đích giúp những hộ gia đình này cải thiện cuộc sống, có điều kiện phát trển ổn định, thoát nghèo. Để đảm bảo các chính sách hỗ trợ đúng đối tượng, nhà nước quy định những tiêu chí áp dụng để xác định đối tượng được hỗ trợ.

  • Tiêu chí chuẩn hộ cận nghèo:

Căn cứ theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, các tiêu chí xác định chuẩn hộ cận nghèo bao gồm:

– Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

– Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Theo đó, Hộ cận nghèo được xem xét dựa trên thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm:

– Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;

– Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

  • Các chính sách ưu đãi được áp dụng đối với hộ cận nghèo:

– Hỗ trợ trong lĩnh vực y tế: Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, Hộ cận nghèo được tham gia bảo hiểm y tế do Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ; hoặc Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo còn lại

– Hỗ trợ trong trợ giúp pháp lý: Căn cứ Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, người thuộc hộ nghèo bị buộc tội sẽ được hỗ trợ trợ giúp pháp lý theo quy định.

– Hỗ trợ trong vay vốn : hộ cận nghèo được ưu đãi lãi suất cho vay bằng 130% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo quy định trong từng thời kỳ; lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Cụ thể: Vốn vay cho người nghèo theo Quyết định số 2621/QĐ – TTg: Hộ nghèo được vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện thông qua nguồn vốn ủy thác của các đoàn thể.

Vốn vay cho học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg:

+ Đối tượng: là học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, người còn lại là mẹ hoặc cha không có khả năng lao động; học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình khó khăn do tai nạn, bệnh tật, thiên tai có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.

+ Mức vốn vay tối đa 800.000 đồng/tháng/học sinh-sinh viên.

+ Lãi suất cho vay: 0,5%/tháng.

Vậy, trên cơ sở các quy định pháp luật nêu trê, hộ cận nghèo được xác định dựa trên các tiêu chí được áp dụng với khu vực nông thông và khu vực thành thị. Khi được xác định chuẩn hộ cận nghèo, hộ gia đình cận nghèo sẽ được hưởng một số chính sách ưu đãi nêu trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Hộ cận nghèo là gì, được ưu đãi những gì?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191