Dân sự hóa quan hệ hình sự là gì, khái niệm và thực trạng ra sao.
1.Khái niệm Dân sự hóa quan hệ hình sự
Trong khoa học pháp lý không tồn tại khái niệm dân sự hóa mà chỉ có khái niệm phi hình sự hóa , là một khái niệm pháp lý được sử dụng trong lĩnh vực lập pháp hình sự , là việc loại khỏi Phần các tội phạm của pháp luật hình sự , chế tài hình sự ( hình phạt ) đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội nào đó mà trước đây bị coi là tội phạm , nhưng nay không bị coi là tội phạm nữa ; hoặc thu hẹp phạm vị trấn áp về hình sự với một số quy phạm và chế định nào luật hình sự , hoặc quy định theo hướng giảm nhẹ hơn loại , mức hình phạt đối với một số loại tội phạm mà trước đây đối với một số loại tội phạm đó , pháp luật hình sự đã quy định loại , mức hình phạt nặng hơn . Phi hình sự hóa chính là việc loại bỏ chế tải hình sự ( hình phạt ) đối với hành vi nguy hiểm mà trước đây bị coi là tội phạm , nay không bị coi là tội phạm nữa ; hoặc quy định giảm hơn loại , mức hình phạt đối với một số loại tội phạm trong Bộ luật hình sự.
Điều này cho thấy, phi hình sự hóa cũng là hoạt động lập pháp hình sự , chỉ cơ quan thẩm quyền là Quốc hội mới được tiến hành. Thuật ngữ dân sự hóa mà thực tiễn đã nhằm để chỉ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng , mà các hoạt động thường gắn liền với hiện tượng cơ quan , tiến hành tố tụng hình sự từ tiến hành khởi tố, điều tra , truy tố , xét xử đối với người phạm tội vì những nguyên nhân khác nhau. Bản chất của vấn đề là việc cơ quan, người tiến hành tố tụng hình sự áp dụng pháp luật phi hình sự để giải quyết các tranh chấp , vi phạm pháp luật mà đáng lẽ ra phải dùng các quy phạm pháp luật hình sự để giải quyết nên dẫn đến bỏ lọt tội phạm.
Như vậy , có thể khẳng định thuật ngữ dân sự hóa mà thực tiễn đã sử dụng chính là cách nói khác của thuật ngữ phi hình sự hóa , cả hai đều nhằm một nội dung chỉ thực trạng bọ lọt tội phạm của cơ quan quyền
2.Ví dụ Dân sự hóa quan hệ hình sự
Căn cứ công văn ngày 10 / 6 / 2011 của Chi cục thi hành án dân sự về việc KTVA về tội “ Vi phạm việc niêm phong , kê biên tài sản ” theo Điều 310 BLHS , Viện kiểm tiến hành nghiên cứu vụ việc nhận thấy , vào ngày 18 / 2 / 2011 Chi cục thi hành án huyện tiến hành kê biên phần đất nông nghiệp có diện tích 30 . 000 m của Lê Thị Th nhằm đảm bảo bà Th thi hành nghĩa vụ hoàn trả số tiền 486 triệu đồng theo bản án sơ thẩm dân sự của Tòa án huyện . Đến ngày 18 / 5 / 2011 , mặc dù tài sản đã bị kế biển và trong trong biển kê biên tài sản , Chi cục thi hành án huyện ghi rõ chỉ giao cho bà Th tiếp tục quản lý sử dụng , cấm nhượng , tăng cho với mọi hình thức , nhưng tiến hành thỏa thuận và đến Phòng công chứng ký hợp đồng chuyển nhượng phần diện tích bị kê biên trên cho ông Nguyễn Văn Đ với số tiền 900 triệu đồng . Sau khi nhận được tiền củyển nhượng đất , thi hành vi của Lê Thị Th bị phát hiện . Xét thấy hành vi của Lê Thị Th có dấu hiệu của tội phạm , Viện kiểm sát chuyển kiến nghị khởi tố của Chi cục thi hành án cho Cơ quan điều tra và yêu cầu khởi tố vụ án .
Trong quá trình điều tra làm rõ diễn biến của vụ án , mặc dù bà Th không hoàn cũng không có khả năng hoàn trả cho ông Đ số tiền 900 triệu đồng , nhưng Cơ quan điều tra vẫn cho rằng , theo quy định của pháp luật về đất đai , việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ xem hoàn tất khi các bên nộp hồ sơ chuyển nhượng cho Phòng đăng ký quyền sử dụng đất và được cơ quan này đồng cho nộp thuế chuyển quyền và lệ phí trước bạ , và tranh chấp hợp đồng giữa bà Th và ông D chỉ là tranh chấp dân sự , chỉ cần hướng dẫn ông D khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bà Th phải hoàn trả số tiền mà bà đã nhận là phù hợp để ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự . Sau thay đổi quan điểm và đã ra công việc không khởi tố cơ sở .
Nhận định của Cơ quan điều tra cho thấy có những điểm không hợp lý như : Khi thực hiện việc thỏa thuận và chuyển nhượng phần đất trên , bà Lê Thị Th đã sử dụng thủ đoạn gian dối thông qua việc bà không cung cấp cho ông Đ biết phần đất trên bà không có quyền mang ra chuyển nhượng , bà cố ý che dấu thông tin về phần đất đã bị Chi cục thi hành kê biên để ông Đ tin tưởng tham gia ký kết hợp đồng và đưa tiền , để cho bà Th chiếm đoạt số tiền nói trên thể hiện qua việc bà không có khả năng hoàn trả lại số tiền đã nhận ; Và việc bà Th tiến hành bán tài được giao quản lý sau khi bị kê biên là hành vi đặc trưng mô tả tại Điều 310 BLHS , ngay thời điểm tiến hành ký kết bán tài sản ấy là tội phạm đã hoàn thành , cho dù việc bán (chuyển nhượng) đó có được xem là hoàn tất theo quy định của pháp luật hay không .
Hành vi cố ý dùng thủ đoạn dối để ký kết hợp đồng trái pháp luật và chiếm tài sản của người của bà Th đã xâm phạm đến hai khách thể mà Luật hình bảo vệ là trật tự pháp luật trong kế hiện tài sản của cơ quan có thẩm quyền và quan hệ sở hữu ; mục đích của việc vi phạm kê biên là nhằm chiếm đoạt tài sản của ông D , nên hành vi phạm kê để người phạm tội thực hành vi tiếp theo Hành vi cố ý dùng thủ đoạn gian dối để ký kết hợp đồng trái pháp luật và chiếm đoạt tài sản của người khác của bà Th đã xâm phạm đến hai khách thể mà Luật hình bảo vệ là trật tự pháp luật trong kế hiện tài sản của cơ quan có thẩm quyền và quan hệ sở hữu ; đích của việc vi phạm kê biên là nhằm chiếm đoạt tài ẩn của ông D , nên hành vi phạm kê biên ấy có thể xem là hành vi tiền đề để người phạm tội thực hiện hành vi tiếp theo nhằm đạt mục đích đề ra ; Và theo nguyên tắc thu hút tội danh , phải kết luận hành của Lê Thị Th cấu thành tội lừa chiếm đoạt tài sản theo quy định của Điều 139 BLHS . Việc cơ quan tiến hành tố tụng kết luận bà Th không phạm bất kỳ tội nào , vụ việc cần giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự là bỏ lọt tội phạm hay còn gọi là dân sự hóa đối với hành phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Hình sự hóa quan hệ kinh tế thương mại
- Hình sự hóa quan hệ dân sự
- Dân sự hóa quan hệ hình sự
- Hành chính hóa quan hệ kinh tế thương mại
- Pháp luật là một đại lượng công bằng
- Hành chính hóa quan hệ kinh tế thương mại
- Dân sự hóa quan hệ hình sự
- Hình sự hóa quan hệ kinh tế thương mại
- Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm, đi vào lòng người
- Hệ thống pháp luật Anh – Lịch sử hình thành và phát triển
- Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
- Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn ở Việt Nam và một số nước
- Chống bán phá giá – Nguyên nhân, chính sách, quy định
- Tổ chức nông thôn tại Việt Nam
- So sánh hệ thống tòa án Anh – Mỹ
- Những điểm mới về Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN