Chức năng của văn bản quản lý nhà nước, những chức năng cơ bản nhất, thông tin, quản lý, pháp lý, thống kê, xã hội, lịch sử…
1) Chức năng thông tin của văn bản quản lý nhà nhà nước:
- Là chức năng cơ bản nhất , bao gồm việc ghi lại các thông tin quản lý , truyền đạt các thông tin đó ; giúp các cơ quan thu nhận các tin cần thiết cho hoạt động quản lý, đánh giá các thông tin thu được qua các hệ thống truyền đạt thông tin khác ,
- Để đảm bảo chức năng thông tin , phải quan tâm đến khả năng tiếp cận thông tin qua văn bản thuận lợi hay không ; những thông tin đó được sử dụng như thế nào?
- Dưới dạng văn bản , thông tin thường gồm 3 loại : thông tin quá khứ (liên quan đến sự việc đã được giải quyết), chức năng hiện tại (liên quan đến sự việc đang xảy ra hàng ngày); thông tín dự báo ( mang tính KH tương lai, dự báo chiến lược)
2) Chức năng quản lý của văn bản quản lý nhà nhà nước:
- Được thể hiện ở chỗ là công cụ , phương tiện để tổ chức có hiệu quả công việc (trong cơ quan hành chính nhà nước là công cụ tổ chức các hoạt động quản lý , ví dụ thông tư , chỉ thị , quyết định , điều lệ thông báo…)
- Để đảm bảo chức năng quản lý , văn bản phải đảm bảo được khả năng thực thi của cơ quan nhận được (tính hiệu quả khả thi của văn bản )
- Từ góc độ chức năng quản lý , văn bản quản lý hành chính nhà nước gồm 2 loại:
- Những văn bản là cơ sở tạo nên tính ổn định của bộ máy lãnh đạo và quản lý (xác định chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn vị trí của mỗi cơ quan cơ quan ; xác lập mối quan hệ, điều kiên hoạt động , ví dụ nghị định , nghị quyết , quyết định thành lập , điều lệ…)
- Những văn bản giúp cho cơ quan quản lý hành chính nhà nước tổ chức các hoạt động cụ thể theo quyền hạn của mình (quyết định , chỉ thị , thông báo , công văn , báo cáo…)
3) Chức năng pháp lý của văn bản quản lý nhà nhà nước:
- Là cơ sở pháp lý để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong quản lý hành chính nhà nước (văn bản ghị lại và truyền đạt các quy phạm pháp luật và các quyết định hành chính )
- Thể chế trên hai phương diện: chứa đựng các quy phạn pháp luật ; là căn cứ pháp lý để thực hiện nhiệm vụ cụ thể (ngoài ra tùy thuộc từng loại văn bản còn thể hiện trong việc xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước , khi xây dựng và ban hành phải cẩn thận , chuẩn mực
- Các văn bản biểu hiện tính chất pháp lý không giống , có những văn bản chỉ mang tính thông tin quản lý thông thường , có loại mang tính cưỡng chế thực hiện.
4) Các chức năng khác của văn bản quản lý nhà nhà nước:
- Chức năng văn hóa xã hội
- Chức năng thống kê
Trong bộ hoặc các cơ quan ngang bộ có các loại văn bản sau đã được sử dụng :
- Văn bản QPPL dưới luật ;QĐ, chỉ thị ,thông tư
- Văn bản hành chính thông thường: công văn báo cáo ,thông báo , tờ trình , biên bản , đề án…..
Bài luận liên quan:
- Vai trò của ngành tâm lý học
- Khái niệm, đặc điểm của chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực thẩm mỹ
- Định nghĩa bình luận về hành vi Mớm cung
- Bàn về khái niệm vật chứng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
- Giấy Ủy quyền nhận tiền thai sản
- Chức năng của văn bản quản lý nhà nước
- Phân tích tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính
- Khái niệm Hiến pháp
- Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp Việt Nam
- Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930
- Phân tích quy định cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ
- Chuẩn mực “đạo đức” và “xã hội” là gì và mối liên hệ của chúng trong cuộc sống hiện nay ở Việt Nam như thế nào
- Nêu, phân tích những ví dụ cụ thể gắn với vấn đề phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.