Vai trò của ngành tâm lý học trong hệ thống lý luận pháp luật Việt Nam.
MỞ ĐẦU
Từ khi loài người có nhận thức cũng là lúc họ bắt đầu có tâm lý, vậy tâm lý thực chất là gì và có vai trò tác động như thế nào đối với đời sống con người. Tôi xin được định nghĩa như sau, tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.Vậy tâm lý học nói chung là “khoa nghiên cứu những hành vi và những tiến trình tâm thần của con người”.Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học lẫn phi khoa học. Tâm lý học chủ đạo ngày nay đa phần đặt nền tảng trê thuyết chứng thực, thông qua những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học để thử và bác bỏ những giả thuyết. Tâm lý học sử dụng và tiếp thu kiến thức thu thập được từ nhiều ngành khoa học khác để hiểu và lý giải hành vi của con người.
NỘI DUNG
I. Vài nét về vai trò của tâm lý học trong lịch sử quá trình hình thành của môn khoa học này :
Từ đầu thế kỷ XIX trở đi, cùng với sinh vật học và các khoa học khác, sinh lý học giác quan và sinh lý học bộ não có những bước phát triển quan trọng. Sinh lý học và hình thái học hệ thần kinh đã tìm ra những hoạt đong riêng biệt của dây thân kinh cảm giác,các vùng ở não điều khiển sự vận động của thân thể. Vật lý học đã giải thích rõ ràng hiện tượng tâm lý đơn giản là cảm giác bằng cách tìm ra quy luật kích thích sự vật bên ngoài đối với giác quan tạo điều kiện cho tâm lý học trở thành một khoa học độc lập. Những thành tựu của sinh vật học và sinh lý học cho thấy rõ con người đã sinh ra từ hệ thống thống nhất của thế giới muôn loài và xét về tính chất thì con người cũng là một cá thể sinh vật.
Cuối thế kỷ XIX, tâm lý học tách ra khỏi triết học thành một khoa học riêng với tính cách là khoa học thực nghiệm,chủ trương dùng phương pháp thực nghiệm và mô tả của vật lý học và sinh lý học để nghiên cứu những hiện tượng tâm lý đơn giản như cảm giác, tri giác, chú ý, trí nhớ, thói quen… Người sáng lập của ngành tâm lý học là Wilhelm Wundt. Vào năm 1879 ông thiết lập phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên ở Leipzig, Đức. Ông tách Tâm lý học ra khỏi các khoa học khác, từ đây tâm lý học trở thành khoa học độc lập. Ông là người theo chủ nghĩa cấu trúc ghestal, quan tâm đến những gì tạo thành ý thức và mong muốn phân loại não ra thành những mảng nhỏ khác nhau để nghiên cứu từng phần riêng biệt.
Những người đóng góp cho tâm lý học trong những ngày đầu tiên bao gồm Hermann Ebbinghaus (người tiên phong nghiên cứu trí nhớ), Ivan Petrovich Pavlov (người Nga đã phát hiện ra quá trình học hỏi thông qua những điều kiện kinh điển-phản xạ có điều kiện, là khái niệm quan trọng trong nghiên cứu tâm lý cấp cao con người – (“sinh lý thần kinh cấp cao”) và Sigmund Freud. Freud là người Áo đã có rất nhiều ảnh hưởng đến môn tâm lý học. Thuyết của Freud cho rằng cấu trúc hành vi người được thúc đẩy bởi các thành tố cơ bản là ý thức-tiềm thức-vô thức, dựa trên cơ chế “thỏa mãn và dồn nén”
Nguồn gốc của từ tâm lý học (psychology) là psyche (tâm lý) rất gần giống với “soul” (linh hồn) trong tiếng Hy Lạp, và tâm lý học trước đây đã được coi như một nghiên cứu về linh hồn (với ý nghĩa tôn giáo của thuật ngữ này), trong thời kỳ Thiên Chúa Giáo. Tâm lý học được xem là một ngành y khoa được Thomas Willis nhắc đến khi nói về tâm lý học ( trong Doctrine of the Soul) với các thuật ngữ về chức năng não, một phần của chuyên luận giải phẫu 1862 của ông là “De Anima Brutorum” (“Hai thuyết trình về Linh hồn của Brutes”).Thuật ngữ Tâm lý học được dùng lần đầu tiên trong “Yucologia hoc est de hominis perfectione, anima, ortu”, do nhà triết học kinh điển người Đức Rudlof Goeckel ( La tinh hóa Rudolph Goclenius 1547-1628 ) viết ra, được phát hành tại Marburg vào năm 1590. Tuy nhiên, thuật ngữ này đã được nhà nhân văn học người Croatia là Marko Marulić (1450-1524) dùng trong thực tế từ sáu thập kỷ trước đó trong tiêu đề của chuyên luận La tinh của ông “Psichiologia de ratione animae humanae”. Mặc dù chính chuyên luận không được bảo tồn, tiêu đề của nó xuất hiện trong danh sách các công trình của Marulic được người đồng nghiệp trẻ hơn của ông là Franjo Bozicevic-Natalis biên dịch trong “Vita Marci Maruli Spalatensis” của mình (Krstić, 1964). Điều này tất nhiên có thể không phải là việc sử dụng đầu tiên, nhưng nó là việc sử dụng được ghi lại trên tài liệu sớm nhất hiện tại biết được.Thuật ngữ đã bắt đầu được dùng rộng rãi kể từ khi nhà triết học duy tâm người Đức Christian Wolff (1679-1754) dùng nó trong Psychologia empirica and Psychologia rationalis của ông (1732-1734). Sự phân biệt giữa tâm lý học kinh nghiệm (empirical) và lý trí (rational) này được đề cập trong Encyclodedie của Diderot và được Maine de Biran phổ cập tại Pháp.
II. Vai trò của tâm lý học trong một số lĩnh vực đối với đời sống:
1) Tâm lý học sư phạm
Là lĩnh vực tâm lý nghiên cứu các quy luật tâm lý trong huấn luyện và giáo dục, chủ yếu tại các trường phổ thông. Hoạt động của lĩnh vực tâm lý này trong nhà trường có tác dụng nâng cao chất lượng học tập của học sinh, nhất là đối với những trẻ có khó khăn về học tập, vạch hướng cho hoạt động sư phạm của các thầy cô giáo thông qua việc cung cấp những thông tin về mặt tâm lý của học sinh, tạo điều kiện thích nghi hóa nội dung giảng dạy theo các khả năng của từng em riêng biệt.
2) Tâm lý học lao động
Là lĩnh vực nghiên cứu các đặc điểm của tâm lý trong các loại hạt động lao động nhằm hợp lý hoá quá trình lao động và đào tạo dạy nghề.Tâm lý học lao động là một chuyên ngành của khoa học tâm lý ra đời và phát triển như là một nhu cầu khách quan của thực tiễn cuộc sống. Tâm lý học lao động có vai trò cung cấp những tri thức về tâm lý con người trong hoạt động lao động, những mối quan hệ giữa con người với nghề nghiệp, với môi trường lao động và giữa con người với con người,tạo điều kiện cho người lao động chọn được một công việc phù hợp với mình mà đôi khi tự bản thân không nhận ra được. Cụ thể là tìm hiểu, khai thác tâm lý sinh viên chê doanh nghiệp nhà nước là vì lý do gì, nghiên cứu độ hài lòng của người lao động làm lời giải cho bài toán nhân lực, xử lý các trường hợp bị căng thẳng bế tắc trong công việc,… từ đó đưa ra các biện pháp tâm lý tương ứng để giải quyết. Trong lĩnh vực lao động, tâm lý học đóng vai trò khá quan trọng vì đa số chúng ta hiện nay đều chọn nghề theo ý thích , và hiệu quả làm việc có tốt hay không cũng phần nhiều dựa vào sự say mê, yêu nghề và mức độ tập trung của người đó trong công việc,… mà những yếu tố này đều đa số là yếu tố tâm lý.
3) Tâm lý học kỹ sư
Là lĩnh vực nghiên cứu các lĩnh vực tác động lẫn nhau giữa con người và kỹ thuật mới nhằm làm cho kỹ thuật hiện đại thích ứng với năng lực tâm lý của con người, thích ứng với kỹ thuật ngày càng phát triển. Tâm lý học trong lĩnh vực này có vai trò xác định những người có khả năng sáng tạo, tiếp thu kỹ thuật mới và những người bảo thủ, yêu thích phát huy những truyền thống tốt đẹp, từ đó có thể xác định trọn lựa cho từng kỹ sư lĩnh vực mà người đó có khả năng, việc này sẽ tạo ra những thành công nhất định trong quá trình tiếp thu công nghệ kỹ thuật hiện đại hiện nay mà vẫn giữ và phát triển những nét văn hoá truyền thống.
4) Tâm lý học quản lý
Là một khoa học tổng hợp sử dụng các kiến thức tâm lý, đó là các quy luật của hoạt động tâm lý con người, sử dụng đến các quy luật tâm lý xã hội và sử dụng các tư liệu, các ngành sư phạm học dùng để giáo dục và trang bị những kiến thức về tâm lý cho những cán bộ lãnh đạo làm công tác quản lý. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất kèm theo sự tăng lên những đòi hỏi về chức năng trí tuệ của con người và những tính chất đặc biệt về cảm xúc – lý trí của nhân cách. Sự phát triển đa dạng và ngày càng phong phú của các vấn đề xã hội và con người đòi hỏi một trình độ quản lý xã hội cao hơn. Tâm lý học quản lý là một chuyên ngành của tâm lý học có nhiệm vụ góp phần đặt cơ sở khoa học cho việc tối ưu quá trình lãnh đạo – quản lý, là cơ sở khoa học quan trọng để xác định phương thức quản lý. Tâm lý học quản lý, mặt khác, nghiên cứu những đặc điểm tâm lý học – xã hội, đặc điểm nhân cách nhằm đạt hiệu quả thiết thực trong quản lý vì lợi ích xã hội, tập thể và con người. Công tác quản lý, dù là quản lý xã hội hay quản lý kinh tế đều là quản lý con người. Trong đó, trước hết là việc sử dụng, điều khiển và đánh giá con người. Cụ thể :
– Ở bất cứ công việc nào trong họat động quản lý, ta đề phải dựa vào tâm lý con người, chú ý đến yếu tố con người.
– Trong công tác tổ chức, việc bố trí, đề cử cán bộ phải dựa vào năng lực, định mức, tính tình của người đó mới chính xác hiệu quả, phát huy năng lực của người đó và sức mạnh của tập thể.
-Khi xây dựng kế họach họat động của đơn vị, một trong những cơ sở quan trọng là dựa trên khả năng, trình độ, đặc điểm của các bộ – công nhân viên trong đơn vị.
– Đứng trước một hành động của cán bộ công nhân viên dưới quyền, người lãnh đạo muốn đánh giá chính xác, hợp lý, cần phải nắm được nguyên nhân, hòan cảnh xảy ra hành động, mức độ hành động… Nhiều trường hợp người lãnh đạo cần phải dự đóan được hành vi, phản ứng của người dưới quyền trong những tình huống quyết định.
-Việc ra một quyết định, một mệnh lệnh nào đó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người lãnh đạo (trình độ, năng lực quảnlý, sự nhận thức về yâu cầu và nhiệm vụ công tác, nhằm nắm vững tình hình đơn vị), phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo (sự dũng cảm, tính quyết đoán, tinh thần tập thể và trách nhiệm…)
-Con người tiếp nhận những tác động quản lý, trình độ nhận thức, khả năng, tâm tư, tình cảm, đạo đức, tư cách, động cơ, thái độ, trạng thái tâm lý… Thậm chí việc tiếp nhận đó còn phụ thuộc vào cả mối quan hệ giữa họ với người lãnh đạo hoặc tính chất sự tác động của con người lãnh đạo (ví dụ: mệnh lệnh có hợp lý hay không, sự đánh giá kiểm tra việc thực hiện mệnh lệnh, quan hệ thân tình giữa họ với người lãnh đạo…).
5) Tâm lý học pháp lý
Là lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng tâm lý và quy luật tâm lý xuất hiện trong những dạng hoạt động của cá nhân mà những dạng hoạt động này được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật. Tâm lý trong lĩnh vực này giúp chúng ta nghiên cứu cách suy nghĩ và lý do vi phạm pháp luật của các cá nhân cụ thể từ đó đưa ra những phương pháp xử lý thích hợp; đồng thời cũng biết được chiều hướng phát triển của các hiện tượng tâm lý đối với từng loại tội phạm nhất định, điều này giúp các cơ quan chức năng cảnh báo những xu thế phát triển xấu, thiếu lành mạnh cho cộng đồng xã hội và sớm phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật để điều chỉnh tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Trong thực tế còn có rất nhiều ngành tâm lý học chuyên biệt khác nhau như : tâm lý học trẻ em, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học nghệ thuật, tâm lý học vũ trụ, tâm lý học quân sự, tâm lý học xã hội, tâm lý học tội phạm, tâm lý học thể thao, tâm lý học pháp y, tâm lý học tư pháp,…và từ những phân tích trên chúng ta không thể phủ nhận vai trò, sự cần thiết của tâm lý học đối với đời sống hiện nay.
III. Vai trò của tâm lý học đối với hoạt động thực tiễn của cá nhân :
Như chúng ta đã thấy tâm lý học len lỏi vào mọi khía cạnh của đời sống và tác động đến chúng một cách đáng kể. Với kinh nghiệm của cá nhân tôi đã rất nhiều lần trong các hoạt động tập thể, và những quyết định lớn tôi phải sử dụng đến phương pháp tâm lý để giúp mình nhận thức một cách đúng đắn vấn đề. Cụ thể như khi hoạt động nhóm tôi phải bảo vệ ý kiến của mình trước các bạn trong nhóm, phải tranh luận để mọi người hiểu ý kiến của tôi, khi đó tôi phải sử dụng đến trình độ tâm lý không hoàn thiện của mình để biết cách không tạo ra một cuộc tranh cãi quá gay gắt, để hiểu cách suy nghĩ của đối phương từ đó giải thích cho dễ hiểu và thống nhất ý kiến của tất cả mọi người. Cũng có thể trở lại thời gian xa hơn, khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường và sắp bước vào một kỳ thi quốc gia lớn, vấn đề lớn của tất cả chúng tôi nói chung không phải là mình phải học cái gì, ôn gì, mà thực chất là mình phải chọn nghề gì, nghề gì mà mình thực sự thích thú, có thể gắn bó cả đời. Với các bạn học sinh và với tôi nói riêng đây quả là một quyết định khó khăn, và vào lúc đó cũng xuất hiện rất nhiều trào lưu định hướng theo số đông nên tâm lý tôi khá rung động, không rõ phải làm gì, phương pháp tôi nghĩ đến lúc đó chính là tư vấn tâm lý tại văn phòng riêng về chức năng này trong trường, quả thật nó đã đem lại cho tôi những lời khuyên rất tuyệt vời và là lý do để tôi theo học tại đây lúc này. Theo tôi vai trò của tâm lý học là không thể thay thế được, nhờ nó chúng ta hiểu rõ hơn về chính những cảm xúc của chúng ta, giúp chúng ta nhìn ra những khả năng của mình khi tâm trạng bị rối bời, và hơn thế nữa tâm lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những người xung quanh, và có thể đem lại rất nhiều thành công trong công việc.
KẾT LUẬN
Ngày nay vai trò của con người trong hệ thống quản lý ngày càng cao hơn và quan trọng hơn. Dù khoa học kĩ thuật phát triển đến thế nào đi nữa, nhân tố con người vẫn là quyết định. Hơn nữa sự phát triển của khoa học kĩ thuật lại còn đòi hỏi nhân lực lao động của con người ngày càng cao hơn: sự vận động của tay chân, của cơ quan cảm giác phải chính xác hơn, tinh tế hơn, năng lực tư duy phải phát triển hơn; ý thức tổ chức kĩ thuật càng có ý nghĩa hơn… Như vậy, trong hệ thống quản lý, yếu tố con người càng trở nên quyết định hơn, mà có con người là có cảm xúc, ý chí, ý thức nói chung là tâm lý, chính vì vậy tâm lý học là bộ môn khoa học có tầm quan trọng rất lớn và sẽ ngày càng cần thiết hơn trong đời sống xã hội nói chung và cá nhân nói riêng.
Danh mục tài liệu thao khảo:
- Giáo trình tâm lý học đại cương
- Trang web gov.vn
Bài luận liên quan:
- Thủ tục kháng án giành quyền nuôi con
- Giao dịch bất động sản qua sàn: “Lợi bất cập hại”, giữ hay bỏ?
- Quyền tự định đoạt của đương sự – Một số khó khăn, bất cập và hướng hoàn thiện
- Áp dụng tập quán trong pháp luật dân sự- những vướng mắc, bất cập cần hoàn thiện
- Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù: Lợi ích, căn cứ, điều kiện
- Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đương sự trong vụ án dân sự
- Giám định thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam
- Những điểm mới theo quy định của Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
- Một số bất cập trong quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử – kiến nghị hoàn thiện
- Những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm khi chuyển đổi phòng công chứng số 2 tại Lâm Đồng
- Vai trò của ngành tâm lý học
- Khái niệm, đặc điểm của chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực thẩm mỹ
- Định nghĩa bình luận về hành vi Mớm cung
- Bàn về khái niệm vật chứng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.