Các Công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế
04/04/2008
Trong giai đoạn 1893 đến 1904, Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế (HccH) đã thông qua 7 Công ước quốc tế, trong đó 6 Công ước đã bị thay thế bởi các công cụ pháp lý hiện đại hơn. Từ năm 1951 đến 2005, Hội nghị đã thông qua 36 Công ước quốc tế. Cho đến năm 1960 các Công ước vẫn chỉ được soạn thảo bằng tiếng Pháp; sau đó mới được soạn thảo bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong số những Công ước đã được phê chuẩn nhiều nhất có các Công ước về những vấn đề sau đây: thủ tục dân sự, tốn đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ ở nước ngoài, hợp pháp hoá giấy tờ, xung đột pháp luật liên quan đến định đoạt tài sản bằng di chúc, nghĩa vụ cấp dưỡng, công nhận ly nhân, bảo vệ trẻ em, bắt cóc trẻ em quốc tế và con nuôi quốc tế. Một số Công ước La Hay quy định về việc xác định luật áp dụng, một số quy định về xung đột quyền tài phán, một số quy định về công nhận và thi hành bản án nước ngoài còn số khác nói về hợp tác tư pháp và hành pháp giữa các cơ quan có thẩm quyền. Một số Công ước La Hay quy định kết hợp một hoặc nhiều lĩnh vực nói trên của tư pháp quốc .
Các Uỷ ban đặc biệt liên tục được tổ chức tại La Hay để theo dõi hiệu lực của các Công ước La Hay. Trước đây, các Uỷ ban này đã từng được lập ra để phục vụ cho các Công ước về tống đạt giấy tờ và thu thập chứng cứ, Công ước về chống bắt cóc trẻ em, Công ước về con nuôi quốc tế và các Công ước về nghĩa vụ cấp dưỡng.
Phiên họp lần thứ 20, tổ chức tháng 6/2005, đã thông qua Công ước về Thoả thuận lựa chọn toà án.
Công ước về cấp dưỡng con và cấp dưỡng gia đình và Nghị định thư về luật áp dụng đối với cấp dưỡng con và cấp dưỡng gia đình là các điều ước quốc tế được thông qua gần đây nhất (tháng 11.2008)
Những vấn đề của tư pháp quốc tế được nêu lên bởi giới truyền thông, kể cả thương mại điện tử đang được đặt trên bàn nghị sự gồm: xung đột quyền tài phán, luật áp dụng, hợp tác tư pháp và hành chính quốc tế liên quan đến trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho môi trường; quyền tài phán và việc công nhận, thi hành các quyết định về thừa kế khi người để lại thừa kế chết và các vấn đề của tư pháp quốc tế liên quan đến hôn nhân thực tế; luật áp dụng đối với hành vi cạnh tranh bất chính, cũng như đánh giá và phân tích những vấn đề pháp lý liên quan đến chứng khoán được nắm giữ gián tiếp và lợi ích trên chứng khoán đó, trong đó đặc biệt có tính đến công việc mà các tổ chức quốc tế khác đã thực hiện.
II. Danh mục các Công ước của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế
1. Quy chế của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế
2. Công ước ngày 01/03/1954 về thủ tục tố tụng dân sự
3. Công ước ngày 15/6/1955 về luật áp dụng trong mua bán hàng hoá quốc tế
4. Công ước ngày 15/04/1958 về luật điều chỉnh chuyển giao quyền sở hữu trong mua bán hàng hoá quốc tế
5. Công ước ngày 15/04/1958 về quyền tài phán của cơ quan phân xử được lựa chọn trong mua bán hàng hoá quốc tế
6. Công ước ngày 15/6/1955 về giải quyết xung đột giữa luật theo quốc tịch và luật theo nơi cư trú
7. Công ước ngày 01/6/1956 về công nhận địa vị pháp lý của các công ty, hiệp hội và tổ chức nnướcngoài
8. Công ước ngày 24/10/1956 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ em
9. Công ước ngày 15/04/1958 về công nhận và thi hành các quyết định liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ em
10. Công ước ngày 05/10/1961 về quyền hạn của các cơ quan nhà nước và luật áp dụng đối với việc bảo vệ trẻ em
11. Công ước ngày 05/10/1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức định đoạt tài sản bằng di chúc
12. Công ước ngày 05/10/1961 về Bãi bỏ yêu cầu hợp pháp hoá tài liệu công nnướcngoài
13. Công ước ngày 15/11/1965 về Quyền tài phán, luật áp dụng và công nhận các quyết định về con nuôi
14. Công ước ngày 15/11/1965 về Tống đạt ở nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp liên quan đến dân sự và thương mại
15. Công ước ngày 25/11/1965 về Lựa chọn toà án
16. Công ước ngày 01/02/1971 về Công nhận và thi hành bản án dân sự và thương mại của nnướcngoài
17. Nghị định thư ngày 01/02/1971 bổ sung cho Công ước về Công nhận và thi hành bản án dân sự và thương mại của nnướcngoài
18. Công ước ngày 01/6/1970 về Công nhận ly hôn và ly thân
19. Công ước ngày 04/05/1971 về Luật áp dụng đối với tai nạn giao thông
20. Công ước ngày 18/03/1970 về Thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong vấn đề dân sự và thương mại
21. Công ước ngày 02/10/1973 về Quản lý quốc tế di sản của người chết
22. Công ước ngày 02/10/1973 về Luật áp dụng đối với trách nhiệm sản phẩm
23. Công ước ngày 02/10/1973 về Công nhận và thi hành các quyết định liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng
24. Công ước ngày 02/10/1973 về Luật áp dụng đối với nghĩa vụ cấp dưỡng
25. Công ước ngày 14/03/1978 về Luật áp dụng đối với chế độ tài sản hôn nhân
26. Công ước ngày 14/03/1978 về Công nhận hiệu lực hôn nhân
27. Công ước ngày 14/03/1978 về Luật áp dụng đối với các tổ chức
28. Công ước ngày 25/10/1980 về Các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em
29. Công ước ngày 25/10/1980 về Tiếp cận quốc tế công lý
30. Công ước ngày 01/7/1985 về Luật áp dụng đối với hợp đồng uỷ thác và công nhận hợp đồng đó
31. Công ước ngày 22/12/1986 về Luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
32. Công ước ngày 01/8/1989 về Luật áp dụng đối với thừa kế di sản của người chết
33. Công ước ngày 29/05/1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế
34. Công ước ngày 19/10/1996 về Quyền tài phán, luật áp dụng, công nhận, thi hành và hợp tác liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ và và các biện pháp bảo vệ trẻ em
35. Công ước ngày 13/01/2000 về Bảo vệ quốc tế đối với nngườithành niên
36. Công ước ngày 05/7/2006 về Luật áp dụng đối với một số quyền đối với chứng khoán do bên trung giam nắm giữ
37. Công ước ngày 30/6/2005 về Thoả thuận lựa chọn toà án.
38. Công ước ngày 24 tháng 11 năm 2008 về cấp dưỡng con và cấp dưỡng gia đình.
39. Nghị định thư ngày 24 tháng 11 năm 2008 về luật áp dụng đối với cấp dưỡng con và cấp dưỡng gia đình
Các Công ước do Hội nghị La Hay chuẩn bị từ năm 1951 có trong Bộ sưu tập Công ước do Cơ quan thường trực xuất bản định kỳ (bản mới nhất: Bộ sưu tập Công ước – 1951-2003). Các tài liệu đầu tiên, các dự thảo Công ước đầu tiên và các biên bản thảo luận, cũng như các Báo cáo giải thích về nội dung đã được thông qua có trong tài liệu về Thủ tục được biên tập sau mỗi Phiên họp. Sổ tay thực hành về Công ước về Tống đạt giấy tờ và Công ước về Thu thập chứng cứ đã được xuất bản vào năm 1983 và 1985 và được bổ sung hoặc chỉnh lý thường xuyên.
Ngoài ra, một danh sách được cập nhật các ấn phẩm về Hội nghị La Hay và các Công ước của Hội nghị cũng như tuyển tập các cuốn sách và bài viết về mối quan hệ giữa các Công ước La hay và các điều ước khu vực và quốc tế khác cũng đã được chuẩn bị và mang ra sử dụng.
III. Soạn thảo pháp luật và cải cách chính sách
Hội nghị La Hay cũng đã tham gia vào việc soạn thảo văn bản pháp luật, thực hiện các điều ước quốc tế khác nhau, trong đó có Công ước về uỷ thác và các Công ước về trẻ. Những nỗ lực này thường được thực hiện trong hợp tác với các tổ chức khác và tập trung vào các nước đang phát triển hoặc các nước đang chuyển đổi. Ví dụ, năm 1991 một thành viên của Ban Thư ký tham gia nhóm chuyên gia để tư vấn cho Chính phủ Rumani về Công ước về Quyền trẻ em liên quan đến vấn đề con nuôi quốc tế. Năm 1992 Hội nghị La Hay phối hợp với UNICEF soạn thảo một luật mới về bảo vệ trẻ em và nhận trẻ em làm con nuôi theo đề nghị của Anbani. Năm 1993 Hội nghị La Hay tham gia một nhóm công tác được tổ chức chung với UNICEF và UNHCR về bảo vệ trẻ em bị bỏ rơi (không có người lớn đi kèm) tại Nam Tư cũ. Năm 1996, một thành viên của Ban Thư ký đã giúp Nghị viện Paraguay soạn thảo luật bảo vệ trẻ em. Năm 1998, một thành viên khác của Ban Thư ký tham gia một đoàn đến Ắc-me-ni-a theo sự phân công của UNICEF phối hợp với Tổ chức dịch vụ xã hội quốc tế theo đề nghị của Chính phủ Ắc-me-ni-a để tư vấn về cải cách chính sách và pháp luật liên qun đến chăm sóc trẻ em lang thang cơ nhỡ.
Đặng Hoàng Oanh – Vụ Hợp tác quốc tế
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.