Tội trộm cắp tài sản theo BLHS 2015 và việc xác định tài sản là đối tượng tác động của tội này
10/06/2016
Nhằm đáp ứng hiệu quả trong yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội trộm cắp tài sản trong tình hình mới, BLHS năm 2015 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng đối với tội trộm cắp tài sản nhằm khắc phục những bất cập hạn chế trong các quy định của BLHS năm 1999. Trong quá trinh điều tra, truy tố, xét xử việc xác định tài sản những loại tài sản nào là đối tượng tác động của tội trộm cắp là vấn đề rất quan trọng.
1. Những điểm mới của BLHS năm 2015 về tội trộm cắp tài sản.
Theo quy định Điều 173 BLHS năm 2015 tội trộm cắp tài sản:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
So với Điều 138 BLHS năm 1999 về tội trộm cắp tài sản thì BLHS năm 2015 có nhiều điểm mới:
Thứ nhất: Cũng như tại các điều luật quy định ở các chương khác, đối với tội trộm cắp tài sản của BLHS năm 2015 không sử dụng từ mà sử dụng các con số đếm.
Tại khoản 1 kết cấu được phân chia thành 04 (bốn) mục là a, b, c, d.
Với tình trạng trộm cắp các loại tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng gây tâm lí hoang mang trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lí của người dân, tính chất manh động của tội phạm trong thời gian qua có xu hướng gia tăng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, nhằm răn đe tội phạm, chấn chỉnh trật tự xã hội khoản 1 Điều 137 BLHS năm 2015 bổ sung thêm 02 trường hợp đối với những hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng vẫn phạm tội trộm cắp tài sản là:
“c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”
Thứ hai: Bỏ các tình tiết định khung “g) Gây hậu quả nghiêm trọng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 138 BLHS năm 1999.
Thứ ba: Tại khoản 2, tình tiết định khung “e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng” tại BLHS năm 1999 được sửa đổi như sau: e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này”. Đồng thời bổ sung thêm tình tiết định khung “Tái phạm nguy hiểm”.
Tại khoản 3 bổ sung thêm 02 tình tiết định khung “b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.”
Thứ tư: Tại khoản 4 bỏ hình phạt tù chung thân mức hình phạt tù được áp dụng như quy định của BLHS năm 1999 là từ 12 đến 20 năm. Bổ sung thêm 02 tình tiết định khung “b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”
2. Tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản theo quy định BLHS năm 2015.
Để xác định tại sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản thì tài sản đó phải có đặc điểm nhất định. Trước hết, tài sản đó là tài sản của người khác, đang có sự quản lý. Tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể có giá trị và giá trị sử dụng, Điều 163 BLDS năm 2005 quy đinh về tài sản: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.”
Tuy nhiên, không phải mọi loại tài sản như quy định của BLDS đều là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản. Qua thực tiễn nghiên cứu vấn đề tài sản là đối tượng của tội trộm cắp tài sản có thể xác định như sau:
* Tài sản không phải là đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản”
Thứ nhất, "Quyền tài sản" là một dạng tài sản vô hình, không nhìn thấy được, nó gắn liền với quyền nhân thân và cố định với một chủ thể cụ thể được pháp luật công nhận. Do đó, nó không thể bị dịch chuyển trái phép, bị chiếm đoạt bởi người khác được, vì về mặt pháp lý, “quyền tài sản” phải được pháp luật thừa nhận thì mới có giá trị.
Thứ hai: Tài sản là “bất động sản” có tính chất vật lý cố định, ví dụ như: đất đai, nhà cửa, ao hồ. Những loại tài sản này không thể là đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản” vì trong thực tế các loại tài sản không dịch chuyển được. Tuy nhiên, có một số động sản mà pháp luật dân sự quy định là bất động sản do công dụng của nó như: cánh cửa gắn với ngôi nhà; cây cối trồng trên vườn… thì vẫn là đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản”.
Thứ ba: Những tài sản sau tuy là động sản, nhưng cũng không thuộc đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản”:
- Tài sản vô chủ là loại tài sản mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
– Tài sản bị rơi, bị bỏ quên, thất lạc đây là những loại tài sản xa mà chủ sở hữu mất quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý ngoài ý chí của mình.
- Những tài sản không có giá trị hoặc giá trị sử dụng như: nước biển, gió trời, không khí…
- Những giấy tờ có giá trị, nhưng không trực tiếp chuyển thành tiền được. Ví dụ như: Sổ tiết kiệm, hợp đồng mua bán, giấy nợ…
- Tài sản thuộc các loại có tính chất và công dụng đặc biệt. Ví dụ như: vũ khí quân dụng, ma tuý, hàng cấm, máy bay, tàu thuỷ… Nếu người phạm tội trộm cắp những loại tài sản này thì tuỳ trường hợp mà phạm vào các tội danh cụ thể, có thể là tội Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, Chiếm đoạt chất ma tuý…
* Tài sản là đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản”
Tài sản được xác định là đối tượng của tội trộm cắp tài sản phải nằm trong sự quản lý của chủ sở hữu hoặc những người có trách nhiệm quản lý tài sản. Về mặt vật lý, tài sản là đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản” phải là một dạng vật chất cụ thể và tồn tại dưới dạng là một động sản, có thể nhìn thấy được và dịch chuyển được, có giá trị trên 2.000.000 đồng được xác định bao gồm:
– Là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nước.
– Là tài sản phải đang trong vòng kiểm soát của chủ sở hữu, người quản lý tài sản.
– Là tài sản có giá trị hoặc giá trị sử dụng.
– Tài sản do chiếm hữu không hợp pháp. Ví dụ như: Tài sản do phạm tội mà có; tài sản có được do mua nhầm của kẻ gian…
Ngoài ra, còn có những loại tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng vẫn thuộc đối tượng của tội trộm cắp tài sản, bao gồm:
– Những loại tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình.
– Tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Theo tôi để xác định đúng đối tượng tài sản của tội trộm cắp tài sản theo quy định của BLHS năm 2015 cần có vài lưu ý như sau:
Thứ nhất: Căn cứ vào phong tục, tập quán và lối sống của người dân: Mặc dù các loại tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, thất lạc không phải là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản nhưng không phải trong mọi trường hợp những loại tài sản bị đánh rơi bỏ quên, thất lạc đặc biệt là các loại gia súc, gia cầm đều không phải là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản mà khi xử lý cần xem xét, căn cứ vào phong tục tập quán, lối sống của người dân để xác định cho đúng. Ví dụ: Khoảng 23h00 phút ngày 15/3/2015 Nguyễn Văn A khi đi qua bản K, xã M, huyện N, thấy 06 con bò của nhà Ông C phá chuồng đang ăn cỏ bên đường thấy vậy A liền dắt 01 con bò lên vùng đất vắng làm thịt đem bán. Tại kết luận định giá tài sản xác định giá trị con bò là 4.000.000 đồng”. Trong trường hợp này có ý kiến cho rằng những con bò này là tài sản bị thất lạc, xa rời sự quản lý của chủ sở hữu nên A không phạm tội trộm cắp tài sản.
Tuy nhiên, trong trường hợp trên cần xác định rằng nếu khu vực trên việc thả bò là phong tục, tập quán của bà con dân tộc được duy trì từ lâu thì những con bò đó không phải là tài sản bị thất lạc, xa rời sự quản lý của chủ sở hữu mà đó vẫn là tài sản thuộc đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản.
Thứ hai: Xác định đúng mục đích chiếm đoạt tài sản: Đây là yếu tố cấu thành bắt buộc trong tội trộm cắp tài sản. Chiếm đoạt hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tất cả các quan điểm đều có nội dung cho rằng “Chiếm đoạt là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp – có thể là là dịch chuyển về mặt pháp lý, có thể là về mặt thực tế, trong đó người chiếm đoạt đã sử dụng biện pháp, phương thức không được pháp luật cho phép tước bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đang thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp của người đó”. Theo như khái niệm trên thì mọi hành vi dịch chuyển tài sản bất hợp pháp đều phạm tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, thực tế cần phải xem xét nhiều yếu tố khác có liên quan.
Ví dụ: Nguyễn Thị B và Hoàng Vân C là sinh viên của trường đại học M, ngày 13/4/2015, B và C đến thuê trọ tại nhà anh Nguyễn Văn (A) hợp đồng thuê là 03 tháng, tiền thuê là 1.500.000 đồng, sau khi đóng tiền tháng đầu do phải đi thực tập dài ngày nên B và C chưa đóng tiền thuê trọ tháng sau cho anh A, khi đến hạn đóng tiền phòng nhưng không thấy B đến đóng, anh A gọi điện thoại cho B nói “Nếu không đóng tiền sẽ phá khóa phòng lấy tài sản”.
Do nghi ngờ B và C đã chuyển nhà trọ, khoảng 20h30 phút ngày 6/5/2015, A phá khóa phòng của B và C lấy 01 chiếc máy tính laptop HP, ngày 08/5/2015 khi B và C về thì phát hiện cửa phòng bị phá khóa và mất chiếc máy tính liền báo cho A, nhưng A nói đã lấy máy tính và bắt B và C phải đóng 02 tháng tiền trọ là 3.000.000 đồng như đã thỏa thuận trong hợp đồng mới trả máy tính. Tại kết luận định giá tài sản chiếc máy tính có giá 4.000.000 đồng. Có ý kiến cho rằng A đã có hành vi lén lút, lợi dụng lúc chủ sử hữu tài sản không quản lý đã chiếm đoạt tài sản nên hành vi của A phạm tội trộm cắp tài sản.
Tuy nhiên trong trường hợp trên cần phải xác định rằng mục đích của A không phải là chiếm đoạt tài sản mà việc lấy chiếc máy tính đó là để buộc B và C phải đóng số tiền thuê phòng còn thiếu như thỏa thuận trong hợp đồng, hành vi của A không có mục đích chiếm đoạt, vì vậy A không phạm tội trộm cắp tài sản.
Với những loại tài sản là đối tượng của tội trộm cắp tài sản tuy nhiên người thực hiện hành vi đó không có mục đích chiếm đoạt thì người đó không phạm tội. Vì vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án trộm cắp tài sản việc xác định mục đích chiếm đoạt là vô cùng quan trọng nhằm xác định đúng hành vi phạm tội trộm cắp tài sản.
Thứ ba: Việc xác định tài sản trộm cắp là phương tiện sống chính của người bị hại và gia đình thì tài sản đó phải là tài sản đặc biệt quan trọng, là chỗ dựa, phương tiện mưu sinh duy nhất của người bị hại và gia đình mà nếu mất đi tài sản đó thì người bị hại và gia đình lâm vào tình trạng khó khăn.
Những sửa đổi, bổ sung của BLHS năm 2015 về tội trộm cắp tài sản là rất quan trọng góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của BLHS năm 1999. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng đấu tranh phòng chống tội phạm đặc biệt là tội trộm cắp tài sản việc xác định những loại tài sản là đối tượng của tội trộm cắp là yêu cầu bức thiết đặt ra đối với các cơ quan tiến hành tố tụng./.
Trần Văn Hùng – Tòa án Quân sự Khu vực 2 Quân khu 4
Theo quy định Điều 173 BLHS năm 2015 tội trộm cắp tài sản:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
So với Điều 138 BLHS năm 1999 về tội trộm cắp tài sản thì BLHS năm 2015 có nhiều điểm mới:
Thứ nhất: Cũng như tại các điều luật quy định ở các chương khác, đối với tội trộm cắp tài sản của BLHS năm 2015 không sử dụng từ mà sử dụng các con số đếm.
Tại khoản 1 kết cấu được phân chia thành 04 (bốn) mục là a, b, c, d.
Với tình trạng trộm cắp các loại tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng gây tâm lí hoang mang trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lí của người dân, tính chất manh động của tội phạm trong thời gian qua có xu hướng gia tăng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, nhằm răn đe tội phạm, chấn chỉnh trật tự xã hội khoản 1 Điều 137 BLHS năm 2015 bổ sung thêm 02 trường hợp đối với những hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng vẫn phạm tội trộm cắp tài sản là:
“c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”
Thứ hai: Bỏ các tình tiết định khung “g) Gây hậu quả nghiêm trọng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 138 BLHS năm 1999.
Thứ ba: Tại khoản 2, tình tiết định khung “e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng” tại BLHS năm 1999 được sửa đổi như sau: e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này”. Đồng thời bổ sung thêm tình tiết định khung “Tái phạm nguy hiểm”.
Tại khoản 3 bổ sung thêm 02 tình tiết định khung “b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.”
Thứ tư: Tại khoản 4 bỏ hình phạt tù chung thân mức hình phạt tù được áp dụng như quy định của BLHS năm 1999 là từ 12 đến 20 năm. Bổ sung thêm 02 tình tiết định khung “b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”
2. Tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản theo quy định BLHS năm 2015.
Để xác định tại sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản thì tài sản đó phải có đặc điểm nhất định. Trước hết, tài sản đó là tài sản của người khác, đang có sự quản lý. Tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể có giá trị và giá trị sử dụng, Điều 163 BLDS năm 2005 quy đinh về tài sản: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.”
Tuy nhiên, không phải mọi loại tài sản như quy định của BLDS đều là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản. Qua thực tiễn nghiên cứu vấn đề tài sản là đối tượng của tội trộm cắp tài sản có thể xác định như sau:
* Tài sản không phải là đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản”
Thứ nhất, "Quyền tài sản" là một dạng tài sản vô hình, không nhìn thấy được, nó gắn liền với quyền nhân thân và cố định với một chủ thể cụ thể được pháp luật công nhận. Do đó, nó không thể bị dịch chuyển trái phép, bị chiếm đoạt bởi người khác được, vì về mặt pháp lý, “quyền tài sản” phải được pháp luật thừa nhận thì mới có giá trị.
Thứ hai: Tài sản là “bất động sản” có tính chất vật lý cố định, ví dụ như: đất đai, nhà cửa, ao hồ. Những loại tài sản này không thể là đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản” vì trong thực tế các loại tài sản không dịch chuyển được. Tuy nhiên, có một số động sản mà pháp luật dân sự quy định là bất động sản do công dụng của nó như: cánh cửa gắn với ngôi nhà; cây cối trồng trên vườn… thì vẫn là đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản”.
Thứ ba: Những tài sản sau tuy là động sản, nhưng cũng không thuộc đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản”:
- Tài sản vô chủ là loại tài sản mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
– Tài sản bị rơi, bị bỏ quên, thất lạc đây là những loại tài sản xa mà chủ sở hữu mất quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý ngoài ý chí của mình.
- Những tài sản không có giá trị hoặc giá trị sử dụng như: nước biển, gió trời, không khí…
- Những giấy tờ có giá trị, nhưng không trực tiếp chuyển thành tiền được. Ví dụ như: Sổ tiết kiệm, hợp đồng mua bán, giấy nợ…
- Tài sản thuộc các loại có tính chất và công dụng đặc biệt. Ví dụ như: vũ khí quân dụng, ma tuý, hàng cấm, máy bay, tàu thuỷ… Nếu người phạm tội trộm cắp những loại tài sản này thì tuỳ trường hợp mà phạm vào các tội danh cụ thể, có thể là tội Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, Chiếm đoạt chất ma tuý…
* Tài sản là đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản”
Tài sản được xác định là đối tượng của tội trộm cắp tài sản phải nằm trong sự quản lý của chủ sở hữu hoặc những người có trách nhiệm quản lý tài sản. Về mặt vật lý, tài sản là đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản” phải là một dạng vật chất cụ thể và tồn tại dưới dạng là một động sản, có thể nhìn thấy được và dịch chuyển được, có giá trị trên 2.000.000 đồng được xác định bao gồm:
– Là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nước.
– Là tài sản phải đang trong vòng kiểm soát của chủ sở hữu, người quản lý tài sản.
– Là tài sản có giá trị hoặc giá trị sử dụng.
– Tài sản do chiếm hữu không hợp pháp. Ví dụ như: Tài sản do phạm tội mà có; tài sản có được do mua nhầm của kẻ gian…
Ngoài ra, còn có những loại tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng vẫn thuộc đối tượng của tội trộm cắp tài sản, bao gồm:
– Những loại tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình.
– Tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Theo tôi để xác định đúng đối tượng tài sản của tội trộm cắp tài sản theo quy định của BLHS năm 2015 cần có vài lưu ý như sau:
Thứ nhất: Căn cứ vào phong tục, tập quán và lối sống của người dân: Mặc dù các loại tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, thất lạc không phải là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản nhưng không phải trong mọi trường hợp những loại tài sản bị đánh rơi bỏ quên, thất lạc đặc biệt là các loại gia súc, gia cầm đều không phải là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản mà khi xử lý cần xem xét, căn cứ vào phong tục tập quán, lối sống của người dân để xác định cho đúng. Ví dụ: Khoảng 23h00 phút ngày 15/3/2015 Nguyễn Văn A khi đi qua bản K, xã M, huyện N, thấy 06 con bò của nhà Ông C phá chuồng đang ăn cỏ bên đường thấy vậy A liền dắt 01 con bò lên vùng đất vắng làm thịt đem bán. Tại kết luận định giá tài sản xác định giá trị con bò là 4.000.000 đồng”. Trong trường hợp này có ý kiến cho rằng những con bò này là tài sản bị thất lạc, xa rời sự quản lý của chủ sở hữu nên A không phạm tội trộm cắp tài sản.
Tuy nhiên, trong trường hợp trên cần xác định rằng nếu khu vực trên việc thả bò là phong tục, tập quán của bà con dân tộc được duy trì từ lâu thì những con bò đó không phải là tài sản bị thất lạc, xa rời sự quản lý của chủ sở hữu mà đó vẫn là tài sản thuộc đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản.
Thứ hai: Xác định đúng mục đích chiếm đoạt tài sản: Đây là yếu tố cấu thành bắt buộc trong tội trộm cắp tài sản. Chiếm đoạt hiện nay tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tất cả các quan điểm đều có nội dung cho rằng “Chiếm đoạt là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp – có thể là là dịch chuyển về mặt pháp lý, có thể là về mặt thực tế, trong đó người chiếm đoạt đã sử dụng biện pháp, phương thức không được pháp luật cho phép tước bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đang thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp của người đó”. Theo như khái niệm trên thì mọi hành vi dịch chuyển tài sản bất hợp pháp đều phạm tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, thực tế cần phải xem xét nhiều yếu tố khác có liên quan.
Ví dụ: Nguyễn Thị B và Hoàng Vân C là sinh viên của trường đại học M, ngày 13/4/2015, B và C đến thuê trọ tại nhà anh Nguyễn Văn (A) hợp đồng thuê là 03 tháng, tiền thuê là 1.500.000 đồng, sau khi đóng tiền tháng đầu do phải đi thực tập dài ngày nên B và C chưa đóng tiền thuê trọ tháng sau cho anh A, khi đến hạn đóng tiền phòng nhưng không thấy B đến đóng, anh A gọi điện thoại cho B nói “Nếu không đóng tiền sẽ phá khóa phòng lấy tài sản”.
Do nghi ngờ B và C đã chuyển nhà trọ, khoảng 20h30 phút ngày 6/5/2015, A phá khóa phòng của B và C lấy 01 chiếc máy tính laptop HP, ngày 08/5/2015 khi B và C về thì phát hiện cửa phòng bị phá khóa và mất chiếc máy tính liền báo cho A, nhưng A nói đã lấy máy tính và bắt B và C phải đóng 02 tháng tiền trọ là 3.000.000 đồng như đã thỏa thuận trong hợp đồng mới trả máy tính. Tại kết luận định giá tài sản chiếc máy tính có giá 4.000.000 đồng. Có ý kiến cho rằng A đã có hành vi lén lút, lợi dụng lúc chủ sử hữu tài sản không quản lý đã chiếm đoạt tài sản nên hành vi của A phạm tội trộm cắp tài sản.
Tuy nhiên trong trường hợp trên cần phải xác định rằng mục đích của A không phải là chiếm đoạt tài sản mà việc lấy chiếc máy tính đó là để buộc B và C phải đóng số tiền thuê phòng còn thiếu như thỏa thuận trong hợp đồng, hành vi của A không có mục đích chiếm đoạt, vì vậy A không phạm tội trộm cắp tài sản.
Với những loại tài sản là đối tượng của tội trộm cắp tài sản tuy nhiên người thực hiện hành vi đó không có mục đích chiếm đoạt thì người đó không phạm tội. Vì vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án trộm cắp tài sản việc xác định mục đích chiếm đoạt là vô cùng quan trọng nhằm xác định đúng hành vi phạm tội trộm cắp tài sản.
Thứ ba: Việc xác định tài sản trộm cắp là phương tiện sống chính của người bị hại và gia đình thì tài sản đó phải là tài sản đặc biệt quan trọng, là chỗ dựa, phương tiện mưu sinh duy nhất của người bị hại và gia đình mà nếu mất đi tài sản đó thì người bị hại và gia đình lâm vào tình trạng khó khăn.
Những sửa đổi, bổ sung của BLHS năm 2015 về tội trộm cắp tài sản là rất quan trọng góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của BLHS năm 1999. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng đấu tranh phòng chống tội phạm đặc biệt là tội trộm cắp tài sản việc xác định những loại tài sản là đối tượng của tội trộm cắp là yêu cầu bức thiết đặt ra đối với các cơ quan tiến hành tố tụng./.
Trần Văn Hùng – Tòa án Quân sự Khu vực 2 Quân khu 4
TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.