Câu hỏi của khách hàng: Chuyển đổi đất ruộng sang đất thổ cư thì cần giấy tờ gì
Mình muốn chuyển đổi từ đất ruộng sang đất thổ cư thì cần giấy tờ gì có ai bít chỉ bảo mình với nhé
Luật sư Tư vấn Luật đất đai – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 18/12/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất
- Luật đất đai 2013
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP thu tiền sử dụng đất
3./ Luật sư trả lời Chuyển đổi đất ruộng sang đất thổ cư thì cần giấy tờ gì
Đất thổ cư chỉ là từ để chỉ đất ở. Theo quy định tại Luật đất đai 2013 thì đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị. Đây là loại đất dùng để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở.
Bạn muốn chuyển từ đất ruộng sang đất thổ cư tức là bạn muốn thực hiện thủ tục hành chính về chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Căn cứ Khoản 1 Điều 134 Luật đất đai năm 2013 về đất trồng lúa quy định như sau:
“Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.”
Theo đó, việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp sẽ được cho vào diện hạn chế. Việc chuyển mục đích sử dụng này sẽ được Nhà nước kiểm soát và xem xét, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Theo Khoản 2 Điều 44 Luật đất đai năm 2013:
“Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”.
Do vậy, việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp sẽ được cho vào diện hạn chế. Việc hạn chế này được Nhà nước kiểm soát để xem xét thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trong trường hợp này để được chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì bạn phải xem thửa đất đó có thuộc diện quy hoạch kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất sang đất không. Nếu việc chuyển đổi mục đích này phù hợp với quy hoạch của địa phương thì phòng tài nguyên môi trường sẽ tạo điều kiện để người sử dụng đất được chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo nhu cầu của người sử dụng.
Căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu
– Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
Bước 2: Nộp tại Cơ quan tài nguyên và môi trường. Cơ quan có trách nhiệm
- Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
- Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
- Trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
- Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Như vậy, để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất thổ cư thì bạn phải lên Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện để biết quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đó.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.