Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ

Hiến pháp năm 1992, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được liệt kê khá chi tiết nên một mặt không bao quát đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn thực tế đang thực hiện. Mặt khác, không tạo cho Chính phủ quyền chủ động, linh hoạt để xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Hiến pháp năm 2013 đã thay đổi kỹ thuật lập hiến khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Theo đó, các quy định này được thể hiện khái quát hơn, tạo cơ sở hiến định để kiện toàn bộ máy Chính phủ, nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.So với Hiến pháp năm 1992, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong Hiến pháp hiện hành có những điểm mới cơ bản sau:
– Hiến pháp quy định cụ thể các loại văn bản Quy phạm pháp luật mà Chính phủ tổ chức thi hành. Khoản 1 Điều 96 Hiến pháp năm 2013: “Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước”

– Hiến pháp năm 2013 bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc “thi hành các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;” (khoản 3 Điều 96), “đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn…” (khoản 2 Điều 96). Thẩm quyền này thể hiện rõ vai trò của Chính phủ trong việc thực hiện chức năng hành pháp – chức năng hoạch định và thực hiện chính sách.

– Hiến pháp đã chuyển thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh sang thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

– Hiến pháp đã thay đổi cách thức quy định về hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.Hiến pháp năm 1992 quy định cụ thể các hình thức ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Các quy định này đã được sửa đổi bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm năm 2008. Để phù hợp với thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta và hiến pháp nhiều nước trên thế giới, Điều 100 Hiến pháp năm 2013 sửa lại là:“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật”.

– Hiến pháp phân định cụ thể thẩm quyền của Chính phủ trong việc tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70 của Hiến pháp năm 2013.

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191