Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm


Luật sư Tư vấn Luật Kinh doanh bảo hiểm – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 30 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm

  • Luật số 12/VBHN-VPQH năm 2013 Luật kinh doanh bảo hiểm
  • Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

3./ Luật sư tư vấn

Thị trường bảo hiểm tại Việt Nam đang ngày càng trở nên đa dạng, phù hợp với sự phát triển này, pháp luật Việt Nam cũng luôn có các cập nhật để phù hợp với thị trường, do đó nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ của các tổ chức kinh doanh bảo hiểm thì pháp luật đã đề ra các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh cụ thể như sau:

Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về “Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động”:

Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:

1.Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.

2.Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật này.

3.Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.

4.Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.

5.Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.

Theo đó, không phải tất cả các cá nhân muốn thành lập và hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm đều được phép kinh doanh trong lĩnh vực này mà các chủ thể kinh doanh bảo hiểm phải đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định, khi đáp ứng được các điều kiện này thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho chủ thể đó giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp, và chỉ khi có giấy phép này thì một doanh nghiệp bảo hiểm mới được coi là được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp.

Quy định trên được cụ thể hóa tại Mục 1 Chương II Nghị định 73/2016/NĐ-CP, như tại Điều 6 quy định về “Điều kiện chung để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm”, Điều 7 quy định về “Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm”, Điều 9 quy định về “Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm”,…

Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quy định tại Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP, theo đó:

-Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe là 300 tỷ đồng trừ trường hợp kinh doanh cả bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh là 350 tỷ đồng và trường hợp kinh doanh cả bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh là 400 tỷ đồng.

-Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe là 600 tỷ đồng, trừ trường hợp kinh doanh cả bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí là 800 tỷ đồng và trường hợp kinh doanh cả bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí là 1.000 tỷ đồng.

-Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe là 300 tỷ đồng.

-Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe là 200 tỷ đồng, trừ trường hợp kinh doanh cả bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh là 250 tỷ đồng, và kinh doanh cả bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh là 300 tỷ đồng.

-Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe là 400 tỷ đồng. Trường hợp kinh doanh tái bảo hiểm nhân thị hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe là 700 tỷ đồng. Trường hợp kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe là 1.100 tỷ đồng.

-Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm là 4 tỷ đồng Việt Nam. Trường hợp kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm là 8 tỷ đồng Việt Nam.

Chủ thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm, hồ sơ gồm:

“1.Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

2.Dự thảo điều lệ doanh nghiệp.

3.Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp.

4.Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp.

5.Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó.

6.Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.

Sau khi đáp ứng được các điều kiện trên, chủ thể sẽ đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trên đây là điều kiện cấp giấy phép kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Với những tư vấn về câu hỏi Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191