Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Cho thuê rừng
Luật sư Tư vấn Luật Bảo vệ và phát triển rừng – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 10 tháng 09 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Cho thuê rừng
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
- Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
3./ Luật sư tư vấn
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Nhà nước là đại diện cho dân trong việc quản lý rừng, do vậy đây cũng là cơ quan có thẩm quyền trong việc cho thuê rừng, tuy nhiên việc cho thuê rừng phải được tiến hành dựa trên những quy định nhất định:
Theo Điều 19 Nghị định 23/2006/NĐ-CP quy định về “căn cứ giao rừng, cho thuê rừng” thì việc cho thuê rừng được căn cứ vào:
-Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định;
-Quỹ rừng, quỹ đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
-Nhu cầu, khả năng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thể hiện trong dự án đầu tư hoặc đơn xin thuê rừng
-Phương án cho thuê rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã lập có sự tham gia của đại diện các đoàn thể và đại diện nhân dân các thôn trong cấp xã và phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Căn cứ Điều 25 Luật bảo vệ và phát triển rừng về việc cho thuê rừng được hướng dẫn bởi Điều 21 Nghị định 23/2006/NĐ-CP thì:
“1.Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được Nhà nước cho thuê rừng theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
2.Thẩm quyền cho thuê rừng thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
3.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài:
a)Được thuê rừng sản xuất là rừng trồng để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật về đầu tư của Việt Nam.
b)Việc thuê rừng tự nhiên để kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường hoặc sản xuất kinh doanh lâm sản do Thủ tướng Chính phủ quy định.
4.Việc cho thuê rừng phải thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; trường hợp khu rừng chỉ có một tổ chức hoặc chỉ có một cá nhân đề nghị thuê rừng thì không phải tổ chức đấu giá.
5.Việc cho thuê rừng phải xác định cụ thể về đặc điểm khu rừng cho thuê và phải được ghi trong quyết định cho thuê rừng, trong hợp đồng thuê rừng về vị trí và địa điểm khu rừng, diện tích rừng, loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng rừng và chất lượng rừng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao rừng cho thuê tại thực địa.”
Như vậy, việc cho thuê rừng của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải được thực hiện phù hợp với các quy định được nêu trên.
Với những tư vấn về câu hỏi Cho thuê rừng, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.