Phân tích các đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ trong tương quan so sánh với các loại tài sản khác

Phân tích các đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ trong tương quan so sánh với các loại tài sản khác.

Hiện nay, sự xuất hiện của các tài sản, vật chất vô hình ngày càng nhiều, và có giá trị rất lớn; tham gia nhiều vào hoạt động kinh tế trong tất cả các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa… Các doanh nghiệp hàng đầu cũng đang hướng đến phát triển khối tài sản vô hình.

Tổng giám đốc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới cũng từng nói: “Sở hữu trí tuệ – Một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế và tạo nên sự thịnh vượng”. Nhìn thấy được tiềm năng phát triển của loài tài sản vô hình này. Ban đầu chế định pháp luật về sở hữu trí tuệ còn sơ sài, thiếu thốn; các văn bản pháp luật còn rời rạc điều chỉnh các vấn đề pháp lý về sở hữu cong nghiệp nói chung và sáng chế nói riêng.

Tuy nhiên, các quy định của nhà nước về bảo hộ sở hữu đối với sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế trong giai đoạn này chưa cho thấy được hiệu quả và giá trị pháp lý còn thấp. Đến năm 2005, Quốc hội đã thông qua, ban hành chế định về Sở hữu trí tuệ, đánh dấu bước phát triển của pháp luật Sở hữu trí tuệ. Ra đời năm 2005, qua các lần sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có những thành công nhất định.

Theo thời gian pháp luật sẽ ngày càng phát triển để hoàn thiện hiên đáp ứng những nhu cầu điều chỉnh mới trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Dần đưa Sở hữu trí tuệ của Việt Nam gia nhập vào hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ các nước và đương nhiên điều kiện về bảo hộ sáng chế cũng được thiết lập lại theo hướng phù hợp hơn với các chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế hiện đại.

Các đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ: Giới hạn về thời gian; Giới hạn về không gian; Không mang tính loại trừ việc sử dụng (tính sử dụng); và có thể chuyển giao (lesence)

Giới hạn về không gian, thời gian

Quyền sở hữu trí tuệ có giới hạn nhất định về mặt không gian; chỉ được ghi nhận bảo hộ trong phạm vi các nước mà quyền đó đã đăng ký bảo hộ. Trừ trường hợp khi có tham gia điều ước quốc tế về quyền Sở hữu  trí tuệ thì lúc đó phạm vi bảo hộ mới được mở rộng ra các quốc gia thành viên của Công ước. Ví dụ: Khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, thì không ai được xâm hại đến quyền tài sản của chủ sở hữu ở Việt Nam; khi đi sang Hàn Quốc mà không đăng ký bảo hộ; thì quyền bảo hộ ở Việt Nam sẽ không có giá trị trừ khi Hàn Quốc là thành viên Công ước quốc tế.

Quyền sở hữu trí tuệ cũng có những giới hạn nhất định về thời gian: Trong thời hạn bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ thuộc về chủ sở hữu, tác giả, không một chủ thể nào được xâm phạm quyền này. Tuy nhiên khi hết thời hạn bảo hộ, tài sản sở hữu trí tuệ sẽ là tài sản chung của mọi người, ai cũng có quyền khai thác, sử dụng. Ví dụ:

2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

So với các tài sản hữu hình thông thường được công nhận quyền sở hữu vô hạn và không có giới hạn về thời gian, không gian. Trừ các tường hợp pháp luật có quy định khác.

Không mang tính loại trừ việc sử dụng (tính sử dụng)

Có thể cho nhiều người cùng một lúc sử dụng mà không gây hao mòn, tổn hại. So với các tài sản hữu hình thông thường không thể sử dụng bởi nhiều người một cách độc lập được. Ví dụ: Một bài hát đăng tải trên Youtube, thì cũng một thời điểm có rất nhiều người có thể cũng nghe mà không ảnh hưởng đến quyền của ai cả.

Có thể chuyển giao được (lesence)

Hiện nay luật đã quy định cho phép chuyển giao một số quyền Sở hữu trí tuệ và những và việc chuyển nhượng/chuyển giao đối tượng sở hữu trí tuệ phải đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ để tăng hiệu quả pháp lý đối với bên thứ ba trong trường hợp có tranh chấp xảy ra liên quan đến đối tượng sở hữu trí tuệ. Đây cũng là đặc trưng giống với tài sản hữu hình thông thường, cũng có thể chuyển giao, trao đổi được. Ví dụ: Tác giả chuyển nhượng quyền công bố tac phẩm ra công chúng cho nhà xuất bản.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191