Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Hoàn thành đàm phán để gia nhập TPP là một trong những mục tiêu quan trọng của Việt Nam. Hiện nay các quốc gia Chile, Brunei, Singapore, Malaysia, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc đã ký FTA với Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng đang trong quá trình hoàn tất ký kết FTA với các nước còn lại, đặc biệt là Mỹ.
Trong các cuộc đàm phán về TPP, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dệt may luôn là một nội dung quan trọng có liên quan đến tất cả các nội dung đàm phán. Việc đàm phán thành công và gia nhập TPP sẽ mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng (như: Mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may; các doanh nghiệp dệt may sẽ được hưởng nhiều ưu đãi về thuế; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may…).
Tuy nhiên cũng giống như các hiệp định khác, ngoài những cơ hội, thì việc Việt Nam gia nhập TPP sẽ tạo ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam (như: Thách thức về quy tắc xuất xứ và rào cản kỹ thuật; gia tăng sức ép về mở cửa thị trường và năng lực cạnh tranh; thách thức về giải quyết các vấn đề lao động và môi trường…).
Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp dệt may khi Việt Nam gia nhập Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
Kính mời độc giả đón đọc bài viết “Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp dệt may khi Việt Nam gia nhập Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương”của tác giả Nguyễn Thùy Dung đăng trên Số định kỳ 64 trang tháng 7/2015 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật để tìm hiểu rõ hơn về những cơ hội, thách thức và một số giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi tham gia TPP.
Huyền Bùi
Tham khảo thêm:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.