Lập lại di chúc

Lập lại di chúc

Tôi là con duy nhất trong gia đình, lúc còn khỏe mạnh cha tôi có lập di chúc để lại cho người con thứ 3 của tôi thừa kếdiện tích đất là 6000 m2 (có cơ quan chức năng Tỉnh xác nhận). Đến năm 1995 con thứ 3 của tôi qua đời nên cha tôi về sống cùng tôi. Năm 1996 cha tôi lập di chúc lần 2, trong di chúc ông nêu rõ diện tích 4000m2 cho cháu (con của con trai thứ ba) của tôi. Còn lại 2.000m2 ông giao lại cho tôi để nuôi ông khi tuổi già (di chúc lập lần 2 có chính quyền địa phương ở xã xác nhận). Tôi xin hỏi tôi có quyền thừa hưởng diện tích đất là 2000m2 theo di chúc mà cha tôi lập lần 2 không?

Gửi bởi: Nguyễn Thùy Lam

Trả lời có tính chất tham khảo

Theo quy định tại Điều 633, Điều 646, Điều 667 Bộ luật Dân sự năm 2005, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.

Điều 662 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào; trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật; trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”.

Điều 658 Bộ luật Dân sự quy định cơ quan chứng thực di chúc là cơ quan công chứng hoặc UBND cấp xã, phường, thị trấn.

Như vậy, khi cha của bạn còn sống thì di chúc lập lần 1 chưa có hiệu lực và cha của bạn có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, để bảo đảm điều kiện pháp lý của di chúc, việc sửa đổi, bổ sung di chúc phải tuân thủ đầy đủ quy định về sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc và công chứng di chúc như đã nêu trên. (Khoản 3, Điều 48 Luật Công chứng quy định: “Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trong trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đó biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc”)

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

Luật 82/2006/QH11 Công chứng

Trả lời bởi: Chuyên viên pháp lý – Cục trợ giúp pháp lý


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191