Gây tai nạn giao thông làm chết người thì xử lý như thế nào?

Gây tai nạn giao thông làm chết người thì xử lý như thế nào?

Bác em đang điều khiển xe máy đi lên cầu, bác em đi chậm và đúng làn đương của mình, thì bị một thanh niên điều khiển xe máy đi ngược chiều, một tay nghe điện thoại, miệng nồng nặc mùi rượu đâm vào bác em, khiến bác em không qua khỏi và đã tử vong… Vậy người thanh niên đó sẽ bị xử lý theo pháp luật như thế nào ạ?

Gửi bởi: Vũ Thùy Linh

Trả lời có tính chất tham khảo

1. Về trách nhiệm hình sự

Điều 202 của Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:

“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ …

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng quy định tại Chương XIX của Bộ luật Hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 202 của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau đây:

“a) Làm chết một người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

…”.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư liên tịch số 09 thì tình tiết định khung “Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định” (điểm b khoản 2 Điều 202 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ đang trong tình trạng say do sử dụng các chất mà sau khi sử dụng có biểu hiện say như người sử dụng rượu, bia hoặc là trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Với các thông tin mà bạn cung cấp thì người thanh niên đã gây tai nạn cho bác bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tuy nhiên, việc xác định khung hình phạt sẽ tùy thuộc vào tình trạng của người thanh niên đó tại thời điểm gây tai nạn:

– Nếu thuộc một trong hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 3 của Thông tư liên tịch số 09 (như đã nêu ở trên) thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 202 của Bộ luật Hình sự, theo đó sẽ bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

– Nếu không thuộc một trong hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 3 của Thông tư liên tịch số 09 thì người đó chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 202, theo đó sẽ bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

2. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 604 của Bộ luật Dân sự thì người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Do vậy, bên cạnh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người gây tai nạn còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự. Việc xác định thiệt hại được thực hiện theo quy định tại mục 2 Phần II của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Bạn có thể căn cứ vào các quy định nêu trên để giải quyết trường hợp của mình.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 15/1999/QH10 Hình sự

Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC Hướng dẫn áp dụng quy định tại Chương XIX của Bộ luật Hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông

Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trả lời bởi: Nguyễn Thị Phương Liên – Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191