Đăng ký nhận cha mẹ con

Đăng ký nhận cha mẹ con

Năm 1980, ông Bình (1957) có tổ chức đám cưới với bà Suôn (1959) nhưng không đăng ký kết hôn. Sau đó ông bị cơ quan công an cắt hộ khẩu nên khi sinh con đầu lòng gia đình đã đi khai sinh cho con và khai tên người chú ruột là Hoàng thành cha của trẻ (người chú sinh năm 1963 mới 17 tuổi vào thời điểm đó). Tương tự như vậy năm 1987 và 1995 đều khai tên người chú ruột vào khai sinh của con các con. Đến năm 2001 ông Bình mới được xác nhận và cho nhập lại hộ khẩu gốc và đăng ký kết hôn với bà Suôn; ông Hoàng cũng đăng ký kết hôn với bà Tràng ở tỉnh Ninh Thuận. Nay các người con đã thành niên và làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp, có đơn xác nhận tường trình cam đoan của bà Suôn về việc khai không đúng sự thật về người cha, đơn tường trình cam đoan và không tranh chấp việc nhận con của ông Hoàng ông khẳng định ông là chú ruột của các cháu. Xin hỏi:

1. Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký nhận cha mẹ con thuộc cơ quan hành chính theo điều 32 của Nghị định 158/2005/NĐ-CP hay thẩm quyền thuộc toà án trong trường hợp không có tranh chấp và tự nguyện?

2. Thủ tục và trình tự giải quyết ở cơ quan hành chính hay toà án?

Gửi bởi: Huỳnh Tấn Đạt

Trả lời có tính chất tham khảo

1. Theo khoản 1, Điều 32 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì việc đăng ký nhận cha, mẹ, con theo thủ tục đăng ký hộ tịch chỉ được thực hiện khi có đủ 02 điều kiện:

– Người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con phải còn sống vào thời điểm đăng ký việc nhận cha, mẹ, con;

– Việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp.

Theo như câu hỏi thì ông Bình, bà Suôn và các con đang còn sống, việc nhận cha, mẹ, con tự nguyện và không có tranh chấp. Như vậy, trong trường hợp này sẽ được thực hiện theo thủ tục đăng ký hộ tịch.

2. Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính quy định tại khoản 1, Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP như sau:

– Giấy tờ phải nộp:

Tờ khai nhận cha, mẹ con theo mẫu quy định. Trong trường hợp người cha hoặc người mẹ nhận con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người hiện là mẹ hoặc cha (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự).

– Giấy tờ phải xuất trình:

+ Giấy khai sinh của người con (bản chính hoặc bản sao);

+ Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).

Các văn bản liên quan:

Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch

Trả lời bởi: CTV6


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191