Câu hỏi: Những tranh chấp nào có thể yêu cầu giải quyết bằng trọng tài thương mại
Công ty tôi kinh doanh trong lĩnh vực sản xất đường mía, tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết và giá cả cạnh tranh nên chúng tôi có vài mâu thuẫn về những hợp đồng đã ký trước đó với đại diện các hộ dân nông trường cung cấp mía, chúng tôi không muốn đưa tranh chấp ra tòa để làm căng thẳng mối quan hệ nên muốn nhờ trọng tài thương mại giải quyết có được không?
Luật sư Tư vấn Những tranh chấp nào có thể yêu cầu giải quyết bằng trọng tài thương mại – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1. Thời điểm sự kiện pháp lý
Ngày 09 tháng 09 năm 2017
2. Cơ sở pháp lý
Luật Trọng tài Thương mại 2010
3. Luật sư trả lời
Để xác định một tranh chấp có thể yêu cầu giải quyết bằng Trọng tài thương mại hay không, ta phải xem xét trên hai khía cạnh:
(1) Quan hệ chứa tranh chấp có thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài?
(2) Các thỏa thuận của các bên có đảm bảo điều kiện được giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài?
1. Thẩm quyền
Theo Luật Trọng tài 2010, Điều 2. Về Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài, gồm: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc ít nhất một bên có hoạt động thương mạ; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Theo đó, tranh chấp trong quan hệ thương mại được tạo điều kiện áp dúng phương pháp giải quyết tranh chấp này một cách rộng rãi. Mặt khác các tranh chấp khác được pháp luật cho phép giải quyết bằng Trọng tài được ghi nhận ở các Luật độc lập. Cụ thể là các quan hệ có tính chất dân sự được điều chỉnh bới các ngành luật cho phép sự chủ động thỏa thuận cao của các bên như: quan hện đầu tư kinh doanh, quan hệ lao động, quan hệ giữa người tiêu dùng và thương nhân… và đặc biệt là các quan hệ pháp luật quốc tế.
2. Điều kiện
Điều kiện cơ bản để vụ việc tranh chấp được đưa ra giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là có được sự đồng thuận hai bên về phương thức giải quyết tranh chấp:
– Trường hợp Phương thức giải quyết tranh chấp được ghi nhận từ ban đầu trong thỏa thuận của hai bên thì phương thức này đương nhiên là phương thức được ưu tiên áp dụng. Pháp luật về Trọng tài thương mại ghi nhận quyền từ chối thụ lý vụ việc của tòa do hai bên đã có thỏa thuận áp dụng phương thức giải quyết bằng trọng tài (Điều 6, Luật Trọng tài Thương mại 2010)
– Trường hợp hai bên chưa ghi nhận phương thức hoặc đã ghi nhận một phương thức giải quyết không phải trọng tài thương mại nhưng sau khi tranh chấp xảy ra, hai bên thống nhất sử dụng phương thức này, thì phương thức trọng tài xem như đủ điều kiện để áp dụng.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.