Bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản – Một số tồn tại cần khắc phục

Thực tế cho thấy, không phải lúc nào sự phá sản của doanh nghiệp cũng là hệ quả tất yếu của quy luật kinh tế, mà trong nhiều trường hợp có sự xếp đặt vì mục đích không lành mạnh như trốn tránh nghĩa vụ đối với chủ nợ.

Bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản – Một số tồn tại cần khắc phục

Do đó, để ngăn chặn các trường hợp phá sản không thực chất, Nhà nước cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật phá sản để quy định trình tự và điều kiện nộp đơn yêu cầu giải quyết phá sản, xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục tài sản…

Trong bài viết đăng trên Số định kỳ (64 trang) tháng 2/2014 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tác giả Cao Đăng Vinh trao đổi một số vấn đề liên quan đến các biện pháp bảo toàn tài sản doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản theo pháp luật phá sản Việt Nam như: Tuyên bố vô hiệu giao dịch của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; sự không thống nhất giữa Luật Phá sản và các luật khác về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự; vấn đề việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của con nợ… và những bất cập của Luật Phá sản như chưa quy định bao quát hết các tài sản của con nợ khi thực hiện tuyên bố phá sản doanh nghiệp, chưa hình thành một thiết chế hiệu quả để quản lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Huyền Trang

Bài liên quan:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191