Áp dụng thế nào đối với các quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 44a; điểm b, khoản 1, Điều 48 của Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 và khoản 3, Điều 9 của Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự.
Những quy định trên đây đang gây tranh luận và có nhiều quan điểm về thực tiễn áp dụng; trong trường hợp nào thì áp dụng Điều 44a và trong trường hợp nào thì áp dụng Điều 48? Và đã áp dụng Điều 44a để ra quyết định việc chưa có điều kiện thi hành án thì có tiếp tục áp dụng Điểm b, Khoản 1, Điều 48 để ra quyết định hoãn thi hành án hay không? Vì tại Khoản 3, Điều 9 của Nghị định 62/2015/NĐ-CP có quy định “Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án phải ghi rõ việc thi hành án bị hoãn theo Điểm b Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự”, như vậy thì bắt buộc phải có Quyết định hoãn thi hành án theo Điều 48 thì mới có cơ sở để ghi vào quyết định chưa có điều kiện.
Gửi bởi: Nguyễn Văn Hạnh
Trả lời có tính chất tham khảo
Điểm c, Khoản 1, Điều 44a và Điểm b, Khoản 1, Điều 48 của Luật Thi hành án dân sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014 đều có nội dung quy định về việc “Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án”; theo đó, nếu xác minh người phải thi hành án thuộc trường hợp này thì hoãn theo Điều 48, nhưng Điều 44a cũng quy định trường hợp này thì ra Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án. Do đó, để giải quyết sự trùng lặp này, Khoản 3, Điều 9 của Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự đã hướng dẫn rõ: “…Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án phải ghi rõ việc thi hành án bị hoãn theo Điểm b Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự”. Như vậy, trong trường hợp chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án thì chỉ ra Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án, trong đó ghi rõ việc thi hành án bị hoãn theo Điểm b Khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự mà không phải ghi đã hoãn theo Quyết định hoãn thi hành án số, ngày, tháng, năm nào? Do đó, trong trường hợp này không phải ra Quyết định hoãn thi hành án mà chỉ ra Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành khi xác minh mà chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án mà theo bản án, quyết định họ phải tự mình thực hiện nghĩa vụ.
Các văn bản liên quan:
Luật 64/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự (Còn hiệu lực)
Luật 26/2008/QH12 Thi hành án dân sự (Hết hiệu lực một phần)
Nghị định 62/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (Còn hiệu lực)
Trả lời bởi: Thạc sĩ Nguyễn Thị Nhàn
Tham khảo thêm:
- Kê biên tài sản đã chuyển nhượng cho người khác nhưng chưa đăng ký quyền sở hưu, sử dụng?
- Ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan THADS bán đấu giá hay không?
- Có phải điền thông tin về tài sản khi làm đơn yêu cầu thi hành án?
- Thủ tục để nhận lại tài sản thi hành án?
- Xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án
- Ra quyết định thi hành án đối với trường hợp bản án tuyên nghĩa vụ liên đới xác định rõ phần của từng người
- Trách nhiệm của Chấp hành viên trong tổ chức thi hành án
- Khi nào Chấp hành viên ra quyết định kê biên nhà ở của người phải thi hành án?
- Quy định về việc gửi kế hoạch cưỡng chế thi hành án
- Quy định về tài sản chung và phân chia tài sản chung của hộ gia đình hình thành từ hôn nhân thực tế
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.