Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp theo Hiến pháp năm 2013
Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp được quy định tại Điều 119 Hiến pháp năm 2013. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có cơ chế bảo vệ Hiến pháp và trao quyền quy định về cơ chế bảo vệ Hiến pháp cho Quốc hội. Việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp để thi hành Điều 119 Hiến pháp năm 2013 là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.
Về phương diện thực tiễn, hiện nay ở nước ta các quy định về bảo vệ Hiến pháp thiếu tính hệ thống, nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật và cả trong các văn bản dưới luật. Một số quy phạm được quy định lặp đi lặp lại ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Bên cạnh đó, thiết chế bảo vệ Hiến pháp mang tính phi tập trung và không chuyên trách, thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp được giao cho nhiều cơ quan, cá nhân khác nhau như Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước… nhưng chưa được phân công rõ ràng. Phương thức hoạt động của cơ chế bảo vệ Hiến pháp còn dàn trải, đa số các biện pháp mang tính chất tư vấn, khuyến nghị nên hiệu lực pháp lý thấp.
Sự cần thiết hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp và những yêu cầu hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013 được tác giả Tào Thị Quyên trình bày cụ thể qua bài viết: “Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp theo Hiến pháp năm 2013” đăng tải trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật định kỳ số tháng 6 (279) năm 2015. Kính mời quý bạn đọc quan tâm đón đọc.
Minh Trí
Tham khảo thêm:
- Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
- Pháp luật về phòng, chống phân biệt đối xử ở Việt Nam hiện nay
- Cần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất
- Người chưa thành niên phạm tội – Các biện pháp hạn chế
- Pháp luật Triều Nguyễn và một số giá trị cơ bản của nó
- Bàn về khái niệm “Luật có mối quan hệ mật thiết nhất” trong quan hệ hợp đồng
- Những khác biệt của truyền thống pháp luật Common Law với truyền thống pháp luật Việt Nam
- Quyền bình đẳng giới – Quyền cơ bản của con người
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý về thực hiện biện pháp áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của bộ đội biên phòng
- Một số vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Thanh tra năm 2010
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.