Quay phim, ghi hình mà không có sự đồng ý của người khác thì có phạm luật không

Câu hỏi của khách hàng: Quay phim, ghi hình mà không có sự đồng ý của người khác thì có phạm luật không

cho em hỏi 1 tí

1:việc chụp ảnh hay ghi hình 1 người người ở nơi công cộng (vd: công viên, trên đường), mà không có sự đồng ý của người đó thì có phải là vi phạm pháp luật không

2:người bị chụp ảnh/quay phim có quyền yêu cầu xóa hình ảnh đó không (kể cả khi việc đó không vi phạm pháp luật)

3:làm sao phân biệt giữa việc cố tình chụp ảnh/quay phim 1 ai đó, với việc vô tình 1 ai đó có mặt trong tấm ảnh của mình ( ví dụ mình chụp hình 1 tòa nhà, hay 1 cái cây trên đường, thì chắc chắn sẽ có hình những người đi đường dính vào)


Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 25/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Quyền sử dụng hình ảnh cá nhân

Bộ luật dân sự năm 2015

3./ Luật sư trả lời Quay phim, ghi hình mà không có sự đồng ý của người khác thì có phạm luật không

Quyền cá nhân về hình ảnh là quyền nhân thân quan trọng của cá nhân được pháp luật quy định. Mọi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của bản thân. Thông thường việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý của người đó.

Căn cứ Điều 32 Bộ luật dân sự quy định về quyền cá nhân đối với hình ảnh của mình thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Khi có người sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì người này phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Bộ luật dân sự, chỉ trong những trường hợp nhất định thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân mới không cần sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ, đó là những trường hợp sau:

-Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

-Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Trong trường hợp còn lại, người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, với câu hỏi thứ nhất của bạn. Việc chụp ảnh hay ghi hình 1 người ở nơi công cộng (vd: công viên, trên đường), mà không có sự đồng ý của người đó không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh từ các hoạt động công cộng bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh cũng không phải là hành vi vi phạm ngay cả khi không có sự đồng ý của người đó.

Tuy nhiên, nếu việc sử dụng ảnh chụp, ghi hình một người từ hoạt động công cộng gây tổn hại, ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh thì đây lại là hành vi vi phạm pháp luật.

Với câu hỏi 2. Người bị chụp ảnh/quay phim có quyền yêu cầu xóa hình ảnh đó không (kể cả khi việc đó không vi phạm pháp luật). Mặc dù việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp trên không cần sự đồng ý của người có hình ảnh, nhưng nếu người có hình ảnh cảm thấy việc sử dụng hình ảnh của bạn xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn, người này vẫn có thể yêu cầu bạn xóa hình ảnh. Tuy nhiên, nếu hai bên không thỏa thuận được, người có hình ảnh có quyền khởi kiện bạn về việc này tới Tòa án. Tuy nhiên, Tòa án sẽ chỉ giải quyết nếu bên kia chứng minh được rằng quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân bị xâm phạm.

Với câu hỏi 3. Làm sao phân biệt giữa việc cố tình chụp ảnh/quay phim 1 ai đó, với việc vô tình 1 ai đó có mặt trong tấm ảnh của mình (ví dụ mình chụp hình 1 tòa nhà, hay 1 cái cây trên đường, thì chắc chắn sẽ có hình những người đi đường dính vào). Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định cụ thể về các nguyên tắc, đặc điểm, hay dấu hiệu để phân biệt người nào cố tình hay vô tình chụp ảnh. Thông thường, việc phân biệt này dựa trên nhận định của các bên tham gia, giải quyết tranh chấp và thường dựa vào độ tập trung của hình ảnh. Bởi, thông thường, khi muốn chụp người, các chi tiết như khung cảnh xung quanh, toàn nhà, cây cối,… thường không nằm giữa khung ảnh, độ nét cũng có thể không cao,…

Như vậy, việc chụp ảnh/ghi hình nơi công cộng không làm tổn hại tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì không vi phạm pháp luật. Cá nhân bị chụp ảnh/ghi hình có quyền yêu cầu xóa hình ảnh của mình.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191