Thủ tục bán lại thương hiệu

Câu hỏi được gửi từ khách hàng:Thủ tục bán lại thương hiệu?

Năm 2015, tôi mở cửa hàng đồ uống, sữa chua với công thức gia đình, cửa hàng tôi được rất nhiều người quan tâm và ngày càng đông khách, tới nay đã có hơn 3 cơ sở tại khắp thành phố, doanh thu rất cao, nhưng giờ tôi có việc nhà phải qua Pháp và có khả năng sẽ không về Việt Nam nữa, bỏ đi thương hiệu này thì tôi rất tiếc vì nó là tâm huyết của tôi, tôi muốn bán lại cho người khác, cả thương hiệu, công thức và chuỗi cửa hàng thì thủ tục như thế nào, có cần đăng ký với cơ quan nào không, tôi chỉ yêu cầu họ thật sự có mong muốn và phát triển thương hiệu công thức này thôi?


Thủ tục bán lại thương hiệu
Thủ tục bán lại thương hiệu

Luật sư Tư vấn Thủ tục bán lại thương hiệu – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 30 tháng 11 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

3./ Luật sư trả lời

Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 không có khái niệm “thương hiệu”. “Thương hiệu” là một thuật ngữ được sử dụng trong Marketting đề cập tới các dấu hiệu được sử dụng trong thương mại như một công cự tiếp thị quan trọng, tạo dựng nên hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp trong con mắt người tiêu dùng bao gồm: Nhãn hiệu, tên thương mại,…

Như vậy, trong trường hợp này, bạn có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại,…

Căn cứ Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Điều 138. Quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

1. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

2. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).”

Căn cứ quy định nêu trên, việc chuyển quyền sở hữu công nghiệp phải được thể hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng này phải có các nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 140 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành như sau:

“1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

2. Căn cứ chuyển nhượng;

3. Giá chuyển nhượng;

4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.”

Căn cứ Khoản 3 Điều 6, Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, sau khi kí hợp đồng chuyển nhượng, các bên có thể phải thực hiện việc đăng kí hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo quy định như sau:

Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.”

Như vậy khi thỏa thuận chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, hoặc đối tượng khác được xác lập bảo hộ trên cơ sở đăng kí tại cơ quan đăng kí theo quy định, thì bên cạnh việc kí kết hợp đồng chuyển nhượng, các bên phải thực hiện việc đăng kí theo quy định.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định.

2. Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng.

3. Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

4. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung.

5. Chứng từ nộp phí, lệ phí.

6. Giấy ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.

Đối với đối tượng quyền sở hữu công nghiệp không xác lập trên cơ sở đăng kí bảo hộ thì việc chuyển nhượng có hiệu lực theo thỏa thuận của các bên.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191