TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật hiện nay.

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Bởi đất đai luôn là tài sản có giá trị, là tài sản quý và gắn liền với con người do  vậy mà tranh chấp đất đai nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất luôn là vấn đề được quan tâm.

Tranh chấp đất đai thường có ba loại sau

+ Tranh chấp về quyền sử dụng đất. Tranh chấp này nhằm xác định ai là người có quyền sử  dụng đất , là các tranh chấp liên quan đến ranh giới đất, tranh chấp về quyền sử dụng đất trong quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp đòi lại đất,…

+ Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất, tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư,…

+ Tranh chấp về mục đích sử dụng đất.

Việc xác định loại tranh chấp sẽ quyết định đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Bước 1: Hòa giải tại cơ sở

Khuyến khích các bên tự hòa giải với nhau hoặc hòa giải tại cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh một cách nhanh gọn, đảm bảo yếu tố tình cảm.

Đối với các tranh chấp đất đai pháp luật quy định bắt buộc phải hòa giải tại cơ sở ( các tranh chấp về việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất) thì căn cứ vào Luật hòa giải cơ sở để giải quyết.

Bước 2: Trường hợp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã nơi có đất để hòa giải

Trong thời hạn không quá 45 ngày làm việc từ khi nhận đơn yêu cầu giải quyết, Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức có liên quan tổ chức tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và xác nhận của UBND xã về việc hòa giải thành hay không thành. Biên bản hòa giải phải được gửi đến các bên tranh chấp và lưu tại UBND xã nơi có đất tranh chấp.

Bước 3: Trường hợp hòa giải tại UBND xã không thành thì giải quyết như sau

  • Tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ hợp pháp thì Tòa án nhân nhân giải quyết.
  • Tranh chấp đất đai không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các giấy tờ hợp pháp thì đương sự có thể chọn một trong hai phương án:

Phương án 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (theo thủ tục hành chính)

Đối với các tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định gải quyết thì có quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra Tòa án .

Đối với các tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường hoặc khởi kiện ra Tòa án.

Phương án 2: Trực tiếp khởi kiện lên Tòa án nhân dân yêu cầu giải quyết tranh chấp (theo thủ tục tố tụng)

Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành.

+ Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.

+Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Hầu hết các tranh chấp đất đai hiện nay đều dẫn đến việc khởi kiện ra Tòa và phải tiến hành xét xử đối với vụ án dân sự về tranh chấp đất đai do tính chất nghiêm trọng cũng như mức độ phức tạp, khó lường của mỗi vụ án.

Bài liên quan:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191